Học tiếng Anh theo kiểu “lạ lùng”: Có cần thiết?

2 hóa đơn học Anh văn 1 tỷ và 99.000đ của trung tâm Anh ngữ SPEAK UP (TPHCM) đang gây xôn xao cư dân mạng. Có cần thiết học tiếng Anh theo kiểu “lạ lùng” này không?

Chương trình học kỳ lạ?

Trong thông cáo báo chí gửi ngày 8/7, trung tâm Anh ngữ SPEAK UP cho biết, lý do khiến học phí của giám đốc Đàm Trang lên đến 1 tỷ là vì trung tâm “may đo” chương trình riêng cho Đàm Trang theo yêu cầu đặc biệt.

Học tiếng Anh theo kiểu “lạ lùng”: Có cần thiết? - 1

Cụ thể, Đàm Trang cần học tiếng Anh nâng cao chuyên ngành về Khoa học, đặc biệt là Y-Sinh học. Đàm Trang là một Doanh nhân bận rộn, có lịch công tác dày đặc, thường xuyên phải di chuyển qua các Tỉnh-Thành phố và đi công tác châu Âu khá nhiều nên địa điểm học thay đổi từ Nam ra Bắc, từ khách sạn 5 sao đến nhà hàng cao cấp. Đó là lý do học phí lên đến 1 tỷ đồng.

Riêng với trường hợp hóa đơn 99.000đ, học viên Đức Trọng chỉ có nhu cầu giao tiếp 12 câu tiếng Anh cơ bản trong quán bar.

Sự khác biệt giữa hai báo giá học phí do SPEAK UP giảng dạy theo phương pháp học tích hợp (blended learning method) và cung cấp chương trình “may đo” tiếng Anh.

Phương pháp học tích hợp

Chia sẻ với chúng tôi, giám đốc SPEAK UP, chị Hằng Phùng cho biết: “Trung tâm giảng dạy theo phương pháp học tích hợp (blended learning method). Cách học này xuất hiện từ những năm 1960, được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1999 tại thành phố Atlanta, Mỹ. Hiện nay, nơi tiên phong ứng dụng phương pháp tích hợp là Đại học Massachusets với website học trực tuyến MITx và Đại học Harvard với HarvardX. Học viên chỉ học 50% trên lớp với giảng viên. Còn 50% kiến thức còn lại sẽ được tiếp thu tại nhà. Rất tiếc là tại Việt Nam ít người biết đến cách học này”.

Hệ thống phần mềm “may đo” tiếng Anh, trị giá 3 triệu USD

Giám đốc Helen Phùng cho biết: “Có thể ví quá trình “may đo” tiếng Anh giống hệt như đi may một bộ quần áo. Ban đầu thợ may sẽ lấy số đo của khách hàng, rồi may tùy chỉnh theo phong cách sở thích và nhu cầu của khách, áo quần càng độc thì giá càng cao. SPEAK UP cũng vậy. Học viên được làm bài kiểm tra đầu vào, xác định mục tiêu học. Từ thông tin đó giáo viên “may” cho các bạn một chương trình phù hợp, vừa đúng với khả năng, vừa đạt được mục tiêu. Yêu cầu càng khó, chi phí càng tăng. Mọi người có thể nói rằng chương trình học 1 tỷ là quá đắt. Nhưng nếu có bộ quần áo trị giá 1 tỷ, thì cũng có chương trình “may đo” 1 tỷ, tùy vào khả năng tài chính và mong muốn của từng người thôi.”

Học tiếng Anh theo kiểu “lạ lùng”: Có cần thiết? - 2

Trả lời câu hỏi “Tại sao SPEAK UP có thể “may đo” cho từng học viên”, chị Helen Phùng cho biết: “Cốt lõi của “may đo” là công nghệ. SPEAK UP là trung tâm cực kỳ hiếm hoi ở Việt Nam tự viết phần mềm cho mình. Sở dĩ SPEAK UP mạnh về công nghệ bởi chủ đầu tư là người Do Thái, ngành IT tại Isarel rất phát triển. Có thể nói phần mềm của SPEAK UP là một trong những phần mềm tương tác nhất thế giới, bởi từ lúc nghiên cứu đến khi hoàn thiện chạy không còn lỗi, SPEAK UP mất 15 năm, tốn hết 3 triệu đô chỉ dành cho chi phí viết ra phần mềm, chưa tính vận hành.”

Có cần thiết?

Cộng đồng mạng đang tranh luận dữ dội xung quanh phương pháp học “kỳ lạ” này.

Một luồng quan điểm cho rằng, “may đo” là phương pháp tiên tiến, nên ủng hộ. Phía đối lập nghĩ “may đo” là cách học rườm rà, phức tạp, chỉ dành cho tầng lớp có điều kiện ví dụ như giám đốc Đàm Trang. Không phải ai cũng đủ 1 tỷ để học tiếng Anh.

Tuy "may đo" tiếng Anh là một phương pháp mới tại Việt Nam nhưng đây lại là một bước tiến rất văn minh trong giáo dục trên thế giới. Rất nhiều các quốc gia tại Châu Âu đã áp dụng và thành công vì phương pháp này hướng vào điểm mạnh yếu của từng cá nhân, tùy chỉnh thời gian học hợp lý, chương trình học phù hợp với mục tiêu đồng thời rèn luyện các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh theo nhu cầu học viên. Hàng triệu học viên tại Châu Âu đã thông thạo tiếng Anh nhờ phương pháp này. "May đo" thể hiện sự chuyên nghiệp và có đầu tư trong giáo dục.

Nhưng liệu “May đo” tiếng Anh có thể áp dụng tốt với người Việt đã quen phương pháp học truyền thống và máy móc hay không vẫn là bài toán chưa có câu trả lời.

Đỗ Thanh Lam

Thực hiện