Thị trường xuất khẩu: “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”

Trong những năm qua, cùng với sự hội nhập và mở rộng thị phần ra thế giới, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nền xuất khẩu tăng trưởng nhanh, với nhiều mặt hàng chủ lực chiếm thứ hạng cao trên thị trường thế giới.

Ngày nay, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu trên tổng GDP của VN đã đạt đến 70%. Cơ cấu mặt hàng cũng có nhiều thay đổi phù hợp xu hướng chung trên thế giới. Những yếu tố này đem lại những thuận lợi cũng như thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam...
 
Từ một thực tế
 
Kể từ năm 2009, toàn bộ nền kinh tế thế giới bị đặt dưới mức báo động đỏ. Tỷ lệ lạm phát tăng nhanh không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả tại một số nước có nền kinh tế tương đối ổn định như thị trường Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.
 
Riêng thị trường Đông Nam Á, nền kinh tế đã tạm bứt ra khỏi cơn khủng hoảng và có xu hướng ổn định trở lại. Theo Bộ Công thương Việt Nam, các nước Đông Nam Á gần đây có tốc độ tăng trưởng cao, tình trạng tài chính của doanh nghiệp khá tốt, việc xây dựng cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh… Đặc biệt, các nước như Thái Lan, Việt Nam, Campuchia hiện đang phát triển rất nhanh nhóm ngành gia công, chế tạo, trong đó đáng kể nhất là ngành dệt may, chế biến và xuất khẩu nông sản. Nhóm ngành này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, nhất là trong điều kiện nhu cầu nhập khẩu của châu Âu sẽ tăng trở lại.
 
Trong xu thế chung đó, ngành xuất khẩu Việt Nam tăng gần 20% mỗi năm trong thời gian gần đây. Một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã bước đầu có được chỗ đứng vững chắc tại các thị trường lớn, trong đó phải kể đến dệt may, ngành chế biến lương thực thực phẩm, xuất khẩu nông sản. Đây chính là tiền đề cho việc mở rộng kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là nhiều doanh nghiệp đang phải đối đầu với nguy cơ thiếu hụt vốn đẫn đến ngưng trệ sản xuất.
 
Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (Vasep) phát biểu tại hội nghị giao ban trực tuyến về tình hình xuất khẩu do Bộ Công Thương tổ chức sáng 5/4/2011 thì doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang khốn đốn vì thiểu vốn ngân hàng trong khi giá cả nguyên liệu đầu vào lại tăng cao.
 
Ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cao su hiện cũng đang phải đối mặt với thực trạng này. Theo thống kê, trong 8 tháng đầu năm, lượng cao su xuất khẩu ước đạt 449.000 tấn, thu về 1,9 tỷ USD, tăng 4,1% về lượng và 64,9% giá trị so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu cao su tăng trưởng ở hầu hết các thị trường, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 4.346 USD/tấn. (số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Tuy nhiên hiện ngành vẫn còn lệ thuộc rất nhiều vào thị trường quốc tế. Với tình trạng giá nguyên liệu và thành phẩm biến động không ngừng hiện nay, doanh nghiệp cần phải có một nguồn vốn ổn định để có thể điều tiết thị trường, giảm những thiệt hại do biến động giá.
 
Theo ông Phạm Anh Sơn - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoa Sen Vàng, một trong những công ty đi đầu trong việc sản xuất và kinh doanh Cao Su theo thống kê của bộ Nông Nghiệp, cho biết: “Ngành cao su là một ngành rất đặc thù vì yêu cầu về đầu tư rất lớn. Không những Hoa Sen Vàng sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước mà còn nhập khẩu từ các nước khác để duy trì việc kinh doanh. Chính vì nguồn vốn ổn định là yếu tố tiên quyết để doanh nghiệp cao su tồn tại và phát triển”.
 
Thị trường xuất khẩu: “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền” - 1
Ông Phạm Anh Sơn, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hoa Sen Vàng
 
Cần sự đồng hành của Ngân hàng vì sự ổn định nguồn vốn...
 
Hiểu được mối băn khoăn lo lắng của các doanh nghiệp, các ngân hàng trong thời gian qua đã có những chính sách phù hợp nhằm ổn định nguồn vốn cho doanh nghiệp, giúp họ vững tin sản xuất và kinh doanh.
 
Nhìn nhận về nỗ lực này của ngân hàng, ông Hồ Minh Phương, giám đốc Công ty sản xuất, chế biến và xuất khẩu cao su Mai Thảo - thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Kể từ năm 2007 khi công ty mới thành lập, tôi đã “làm quen” với một số ngân hàng và quyết định chọn Techcombank vì Ngân hàng này được xem như đơn vị tiên phong trong hỗ trợ vốn để phát triển kinh doanh ngành nông sản. Kể từ đó đến nay Techcombank đã cùng đồng hành với chúng tôi trong suốt thời gian hoạt động. Nhìn lại thời gian qua, Techcombank đã hỗ trợ công ty chúng tôi khá tốt, nhất là trong giai đoạn đầu mới thành lập.”
 
Ông chia sẻ thêm: “Ngành cao su cũng như nhiều ngành xuất khẩu khác, mạnh vì gạo, bạo vì tiền. Vốn là một trong những chìa khóa thành công của doanh nghiệp. Có vốn thì doanh nghiệp mới có thể duy trì sản xuất, điều tiết thị trường để không bị phá giá, mất giá… Vì thế ngoài giao dich thuận tiện, các giải pháp tài chính như vay vốn, thanh toán quốc tế, chiết khấu hiện nay…một ngân hàng dành cho doanh nghiệp cần phải cùng đồng hành cùng doanh nghiệp và tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển chứ không nên “khóa tay doanh nghiệp vì những thủ tục rườm rà và qui tắc cứng nhắc, đặc biệt là đối với việc vay vốn và giải ngân. Dù chưa hoàn hảo nhưng dịch vụ của Techcombank cho đến nay vẫn đáp ứng tốt các nhu cầu của chúng tôi.”
 
Thị trường xuất khẩu: “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền” - 2
Ngân hàng Techcombank luôn sát cánh cùng các đối tác để đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất
 
Thiết nghĩ mong mỏi của ông Phương cũng mong mỏi chung của tất cả các doanh nghiệp trong giai đoạn biến động kinh tế như hiện nay: Một ngân hàng, một đối tác cùng đồng hành với doanh nghiệp, một đối tác mà doanh nghiệp có thể đặt trọn niềm tin.
 
Khoa Trần
 

Với việc cung cấp kịp thời các giải pháp tài chính chuyên biệt được thiết kế phù hợp với yêu cầu của chuỗi cung ứng ngành trên thị trường, Techcombank hiện là doanh nghiệp tiên phong trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam phát triển kinh doanh và sản xuất. Mọi thông tin mời truy cập www.techcombank.com.vn