1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Vì sao Su-33 tấn công từ tàu sân bay tại Syria?

Dù đang có cường kích Su-25, Su-34... nhưng Nga vẫn tin dùng tiêm kích Su-33 cho nhiệm tấn công mặt đất tại Syria. Vậy đâu là nguyên nhân của quyết định này.

Theo những tin được Nga công khai, tham gia chiến dịch không kích vào lực lượng khủng bố IS ở Syria hiện nay Không quân Nga có các chiến đấu cơ chuyên thực hiện nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất như Su-24, Su-25 và Su-34.

Mặc dù vậy, việc Nga đưa tiêm kích hạm MiG-29 và đặc biệt là Su-33 khiến nhiều người tò mò. Tuy nhiên, căn cứ vào trang bị của những tiêm kích này thì Nga hoàn toàn có lý khi cho Su-33 (vốn mạnh về đánh chặn) tham gia nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất.

Tiêm kích Su-33 chuẩn bị hạ cánh xuống tàu Đô đốc Kuznetsov
Tiêm kích Su-33 chuẩn bị hạ cánh xuống tàu Đô đốc Kuznetsov

Hãng Izvestia dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trước khi lên đường đến Syria, Nga đã tích hợp và thử nghiệm thành công hệ thống SVP-24 trên tiêm kích Su-33.

Theo giới thiệu của Nga, nhờ hệ thống SVP-24, những quả bom không điều khiển biến thành thứ vũ khí điều khiển chính xác.

Ngoài ra, hệ thống SVP-24 thường xuyên đo các thông số môi trường: áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, so sánh các thông số đó với tốc độ của máy bay. Nó có thể lấy thêm thông tin từ các máy bay khác và các trạm trên mặt đất.

Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ bay, hệ thống còn được đồng bộ hoá với các module chỉ huy các đơn vị bộ binh trên mặt đất. Việc trao đổi dữ liệu trong hệ thống diễn ra không có lời nói nhằm loại bỏ khả năng phạm lỗi do chất lượng liên lạc kém và yếu tố con người.

Nhờ tín hiệu kỹ thuật số đã mã hoá chỉ cần 0,3 giây có thể truyền mệnh lệnh đồng thời lên màn hình các hệ thống chỉ huy của các lực lượng ở mặt đất và trên không.

Toàn bộ dữ liệu trong chương trình đảm bảo phần mềm thống nhất được truyền theo tín hiệu vô tuyến kỹ thuật số bằng các đài vô tuyến tiêu chuẩn thông thường có trên mọi vật thể bay.

Thông tin đã mã hoá không tới tai nghe của các kíp lái, mà vào thẳng thiết bị trên máy bay, nơi sẽ tính toán và xử lí các thông tin đó. Sau đó kết quả sẽ được đưa vào thiết bị ngắm bắn.

Kết quả là, SVP-24 tính toán một lộ trình gồm tốc độ, tọa độ và đường bay để đến một thời điểm quả bom sẽ tự động rơi xuống mục tiêu với sai số chỉ 3-5 mét.

Với sai số này, thì ngay cả cường kích thế hệ mới Su-34 cùng Su-24/25 đều khó có thể thực hiện được bởi những máy bay này hoàn toàn không được tích hợp hệ thống SVP-24.

Không chỉ có vậy, ngoài khả năng tấn công chính xác gần như tuyệt đối với mục tiêu mặt đất, Su-33 còn có thể là "sát thủ" trong không chiến khi mang trên mình SVP-24.

Cùng với khả năng tấn công, việc Su-33 và tiêm kích hạm MiG-29 tham gia chiến dịch quân sự tấn công khủng bố tại Syria lần này được coi là cơ hội vàng để rèn luyện kỹ năng chiến đấu bởi đây là lần đầu tiên 2 dòng chiến đấu cơ này tham gia một cuộc chiến thực sự.

Theo Đan Nguyên

Đất Việt