1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Ukraina “chơi tất tay” với nước Nga

Hủy bỏ hợp tác sản xuất quân sự và khoa học kỹ thuật, ra học thuyết quân sự mới với tuyên bố nước Nga là kẻ thù, kêu gọi cả thể giới “chống Nga”, có lẽ là những lá bài cuối cùng của Chính quyền Kiev trong cuộc đối đầu tuyệt vọng với nước Nga.

ukraina-choi-tat-tay-voi-nuoc-nga

 

Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko thăm động viên binh lính ở thành phố Sloviansk ngày 8/7.

Ngày 1/9, Chính phủ Ukraina ra nghị định hủy bỏ thỏa thuận với Nga về hợp tác sản xuất và khoa học kỹ thuật giữa các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp quốc phòng của hai nước.

Hãng tin RIA Novosti của Nga trích dẫn nội dung nghị định: "Chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận giữa Chính phủ Ukraina và Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác sản xuất và khoa học-kỹ thuật giữa các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp quốc phòng, được ký ngày 18/11/1993 tại Moskva".

Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, Ukraina được thừa hưởng 1/3 số xí nghiệp và phòng thiết kế của ngành tên lửa và hàng không Xô viết, có liên kết mật thiết với ngành quốc phòng của Nga.

Tháng 11/1993, Nga và Ukraina ký Hiệp định liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật-quân sự, theo đó hai bên thỏa thuận duy trì và phát triển hợp tác trong chế tạo và sản xuất các loại hàng hóa quân sự để cung cấp cho nhau, đồng thời cung cấp lẫn nhau các dịch vụ liên quan.

Hiệp định cũng quy định cấm bán hoặc chuyển giao các mặt hàng này cho bên thứ ba. Tuy nhiên, từ cuối tháng 3/2014, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crưm của Ukraina vào lãnh thổ của mình, Kiev đã tạm đình chỉ các hoạt động hợp tác quân sự.

Với việc hủy bỏ quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước, theo đánh giá của các chuyên gia, Ukraina là nước bị thiệt hai nhiều hơn cả. Cho đến nay, các doanh nghiệp sản xuất vũ khí của Ukraina chủ yếu sống dựa vào các đơn hàng gia công thiết bị, chế tạo linh kiện từ Nga, cơ bản là không có bước phát triển về công nghệ quân sự.

Ukraina giờ đây phải tìm kiếm những đối tác và đơn hàng mới. Tuy nhiên, hiện thị phần vũ khí liên quan đến công nghệ Liên Xô hiện nay rất ít ỏi. Để tìm được các thị trường mới thay thế Nga, Ukraina phải cải tổ toàn bộ ngành công nghiệp quốc phòng, điều này là “hoang tưởng” trong bối cảnh hiện nay.

Một ngày sau khi đoạn tuyệt quốc phòng với Nga, ngày 2/9, Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng Ukraina đã thông qua dự thảo học thuyết quân sự mới của nước này, trong đó xác định Nga là đối thủ quân sự, đồng thời nêu các điều kiện để giải phóng những vùng lãnh thổ bị tạm chiếm.

Dự thảo học thuyết quân sự mới của Ukraina cho rằng mối đe dọa chính đối với an ninh quốc gia trong lĩnh vực quân sự là khả năng sử dụng vũ lực trên quy mô lớn chống Kiev, đồng thời khẳng định việc từ bỏ chính sách không liên kết và tuyên bố khôi phục chiến lược gia nhập NATO.

Ngoài ra, dự thảo này cũng xác định các dấu hiệu xuất hiện cuộc xung đột vũ trang ở Ukraina, kể cả sự xúi giục của nước ngoài; tính tới việc gia tăng vai trò của các hoạt động thông tin-tâm lý; nhấn mạnh sự cần thiết cải thiện hệ thống chuẩn bị huy động và sự gia tăng đáng kể thành phần chuyên nghiệp trong Lực lượng vũ trang Ukraina cùng các hình thức quân đội khác.

Học thuyết mới định hình các biện pháp chuẩn bị để bảo vệ đất nước, nhằm khôi phục chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như các vấn đề phát triển tiềm năng quốc phòng và an ninh Ukraina như những điều kiện tiên quyết để đẩy lùi sự xâm lược vũ trang và các hành động tương tự. Dự thảo học thuyết này sẽ được trình lên Tổng thống Ukraina để ký.

Phát biểu nhân kỷ niệm lần thứ 70 kết thúc Thế chiến thứ hai, Tổng thống Poroshenko kêu gọi "tất cả các quốc gia tự do trên thế giới" tham gia "mặt trận thống nhất" chống Nga. Nhà lãnh đạo Ukraina cho rằng các nước nên làm việc với nhau để "trả lại sự tin cậy cho luật pháp quốc tế".

Những hành động mới nhất cho thấy sự tuyệt vọng của chính quyền Kiev trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ngày càng tồi tệ ở Ukraina. Trong khi miền đông chìm trong nội chiến từ hơn một năm qua, miền tây rơi vào tay phong trào cực hữu Right Sector, thủ đô Kiev lại vừa có dấu hiệu bất ổn với sự kiện một cuộc biểu tình trước quốc hội biến thành bạo loạn khiến 3 cảnh sát bị chết. Nền kinh tế của Ukraina thì ngày càng bi đát. Ngày 27/8, hãng Fitch đã hạ điểm tín nhiệm dài hạn bằng ngoại tệ của Ukraina từ “nguy cơ phá sản cao” xuống “phá sản không thể tránh khỏi”. Trong khi đó Thủ tướng nước này vẫn kiên quyết tiếp tục đổ tiền cho quốc phòng.

Theo Nh.Thạch (tổng hợp từ AFP, Le Monde)

PetroTimes

Ukraina “chơi tất tay” với nước Nga - 2