1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Tư lệnh Mỹ sợ mất thị phần vũ khí vào tay Nga

Một viên tướng Mỹ cho rằng, với giá thành rẻ và chất lượng tốt, trong thời gian tới Nga có thể “xâm chiếm” thị trường xuất khẩu máy bay của Mỹ.

Mỹ đánh giá thấp khả năng chế tạo máy bay mới của Nga, Trung

Theo Tạp chí Mỹ “Lợi ích quốc gia” (The National Interest), Lầu Năm Góc đã quá chủ quan và sai lầm khi đánh giá thấp tốc độ phát triển máy bay quân sự ở Nga và Trung Quốc để đến bây giờ, chính lực lượng không quân Mỹ đang phải chịu hậu quả.

Sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, Mỹ đã không ngờ được rằng Nga và Trung Quốc đủ khả năng nhanh chóng phát triển những thế hệ máy bay chiến đấu mới, nhưng những tiến bộ gần đây của hai nước này cho thấy Washington đã sai lầm - báo National Interest viết,

Tờ tạp chí dẫn lời Trung tướng không quân Mỹ James Holmes cho biết, do những đánh giá sai lầm này, Lầu Năm Góc đã thông qua "quyết định sớm chấm dứt chế tạo máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm F-22 Raptor và bắt đầu phát triển máy bay chiến đấu F-35.

Hiện tại, không quân Mỹ đã sở hữu 187 chiếc F-22 và không chắc rằng Mỹ sẽ quay trở lại sản xuất loại máy bay này vì đòi hỏi đầu tư lớn về tài chính, tờ báo lưu ý.

Trong khi đó, theo tướng James Holmes, ưu thế trên không trong bối cảnh hệ thống phòng không hiện đại có ý nghĩa nhiều hơn là trận chiến đấu trên không. Không quân Mỹ trở nên dễ bị tổn thương trước các phát triển mới của Nga trong lĩnh vực phòng không, đặc biệt là hệ thống tên lửa chống máy bay S-400 "Triumph".

Mỹ đã đánh giá thấp khả năng chế tạo chiến đấu cơ tiên tiến của Nga và Trung Quốc
Mỹ đã đánh giá thấp khả năng chế tạo chiến đấu cơ tiên tiến của Nga và Trung Quốc

National Interest nhận định, máy bay quân sự hiện đại cần tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa các mối đe dọa tên lửa phòng không với sự hỗ trợ của "phương tiện chiến tranh điện tử hoặc tấn công không gian mạng" nhưng các máy bay của Mỹ không hề có các khả năng như vậy.

Tư lệnh Mỹ lo mất thị phần vũ khí vào tay Nga

Ngày 10-3, Tư lệnh Không quân Mỹ tại châu Âu, Tướng Frank Gorenc trong cuộc phỏng vấn với Defence News đã đưa ra những đánh giá cao về năng lực của quân đội Nga và bày tỏ sự lo lắng về việc Mỹ sẽ phải nhường một phần thị trường vũ khí cho Nga.

"Tôi nhận thức nghiêm túc về Nga" - viên tướng cho biết sau khi lưu ý ông coi Moscow là "mối đe dọa số một". Vị tướng này cho rằng, bước sang thế kỷ 21, Nga đã đưa những kỹ thuật có khả năng chiến đấu đầy hiệu quả vào hệ thống trang bị, vũ khí của quân đội.

Ông cũng lưu ý rằng, Mỹ có nguy cơ phải nhường lại Nga một số khách hàng quân sự truyền thống do những thủ tục quá rắc rối về xuất khẩu vũ khí. Nếu các đối tác không thể có những vũ khí mà họ muốn từ chúng ta, họ sẽ hướng tới những người bán khác, mà tiêu biểu là Nga.

Trước đó, Reuters đưa tin, Thượng nghị sĩ của tiểu bang Arizona, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Quân vụ của Thượng viện Mỹ John McCain cũng đã phê phán các thủ tục xuất khẩu vũ khí quá phức tạp của Hoa Kỳ.

Theo ông McCain, chính vì những điều này mà một số quốc gia bạn hàng truyền thống của Mỹ như UAE, Saudi Arabia và Qatar gần đây đã chi hàng tỷ USD để mua vũ khí Nga, trong khi các hợp đồng của họ với Hoa Kỳ đang chờ sự chấp thuận từ chính phủ Mỹ.

Hoa Kỳ vẫn là số 1, Nga số 2 trên thị trường xuất khẩu vũ khí

Trong báo cáo thường niên về tình hình kinh doanh vũ khí trên thế giới của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong giai đoạn 2011-2015, Hoa Kỳ và Nga vẫn duy trì vị thế là những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.

Theo nhận xét trong báo cáo chuyên đề in trong Yearbook 2016 công bố ngày 22-2 năm nay, 2 quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu vũ khí là Mỹ và tiếp theo là Nga đã chiếm 58% tổng lượng buôn bán vũ khí trên thế giới, vượt trội các nước khác trong Top 5 là Trung Quốc, Pháp và Đức.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300V và S-300MV của Nga
Hệ thống tên lửa phòng không S-300V và S-300MV của Nga

Nga trong các năm 2011-2015 đã tăng xuất khẩu 28%, bảo tồn tỷ lệ chiếm 25% trên thị trường toàn cầu. Còn Hoa Kỳ trong giai đoạn 2011-2015 chiếm 33% tổng xuất khẩu trang bị quân sự, trong đó doanh số bán vũ khí Mỹ đã tăng mạnh tới 27%.

Trong khoảng thời gian này, vũ khí Nga được cung cấp cho 50 quốc gia. Khách hàng lớn nhất của vũ khí Nga là Ấn Độ (39%), vị trí thứ hai được chia sẻ giữa Trung Quốc và Việt Nam (đều chiếm 11%). Tính riêng trong năm 2015, xuất khẩu vũ khí Nga đạt 15,2 tỷ USD.

Các quan chức cấp cao của Ủy ban Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự nước này cho biết rằng, kế hoạch xuất khẩu của năm 2016 sẽ giữ nguyên định mức so với năm 2015 và duy trì vị trí thứ hai (sau Mỹ) trên thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới.

Mới đây, Nga đã ký được hàng loạt hợp đồng mua bán vũ khí lớn với Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Iran, Iraq, Saudi Arabia, Qatar, Ai Cập… Điều này sẽ khiến kim ngạch xuất khẩu vũ khí nước này trong năm 2016 và các năm tới có khả năng còn tăng lên.

Theo Toàn Thắng

Đất Việt