1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Trực thăng chống đạn Nga nã đạn sau cú thoát hiểm

Dàn trực thăng tấn công của Nga gồm Mi-35M, Mi-28N và Mi-8AMTSh vừa đồng loạt khai hỏa trong cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn tại phía Nam đất nước.

Đoạn video về cuộc tập trận này được Bộ Quốc phòng Nga đăng tải ghi lại cảnh các trực thăng tấn công này bắn rocket, pháo tiêu diệt mục tiêu mặt đất tại căn cứ thuộc khu vực Krasnodar, phía Nam nước Nga.

Dù không nói cụ thể thời điểm nhưng nguồn tin cho biết, cuộc tập trận diễn ra vào cuối năm 2016 - thời điểm chiếc Mi-8AMTSh của Nga vừa có cú thoát hiểm thần kỳ tại Syria khi thực hiện pha giải cứu tổ lái của chiếc Mi-35M gặp nạn khi bị khủng bố tấn công.

Theo nguồn tin quân sự địa phương, trước khi chiếc Mi-8AMTSh đến giải cứu, trực thăng Mi-35M của Không quân Nga triển khai tại Syria đã gặp trục trặc kỹ thuật và buộc phải hạ cánh khẩn cấp gần Palmyra.

Trực thăng tấn công Mi-8AMTSh.
Trực thăng tấn công Mi-8AMTSh.

Do nằm trong tấm bắn quân khủng bố nên chúng đã phóng tên lửa tấn công. Rất may mắn là khi chiếc Mi-8AMTSh cùng tổ lái của Mi-35M vừa nhấc khỏi mặt đất thì tên lửa của phiến quân IS bắn tới để phá hủy máy bay trực thăng gặp sự cố.

Điều lạ lùng là khi chiếc Mi-35M bị bắn trúng và ngọn lửa bùng cháy, trực thăng Mi-8AMTSh vẫn bình an vô sự dù theo lý thuyết, chúng hoàn toàn có thể bị vạ lây bởi những mảnh đạn và áp lực từ vụ tấn công.

Tuy nhiên, không có gì bất ngờ về cú thoát hiểm của Mi-8AMTSh khi biết được hệ thống trang bị đỉnh cao của trực thăng này - phiên bản được Nga thiết kế riêng cho Lực lượng An ninh Liên Bang Nga (FSB).

Mi-8AMTSh bắt đầu được đưa vào trang bị cho các đơn vị FSB của Nga trong năm 2012. Với cấu hình điện tử và các hệ thống vũ khí đặc biệt dành riêng cho FSB, trực thăng Mi-8AMTSh trở thành trực thăng đa nhiệm đầy sức mạnh.

Cụ thể là, trực thăng này được thiết kế kiểu đặc biệt với tổ hợp dẫn đường, tấn công mới cho lực lượng đặc nhiệm. Máy bay được lắp hệ thống các kênh hồng ngoại và ảnh nhiệt cùng máy đo xa laser.

Trên Mi-8AMTSh có đài sục sạo quan sát với các kênh nhiệt (hồng ngoại) và ảnh nhiệt và radar bám địa hình. Các thông tin từ toàn bộ hệ thống cảm biến sẽ được hiển thị trên màn hình riêng cho 2 phi công. Sự khác biệt rõ nét nhất ở biến thể đặc biệt của trực thăng Mi-8AMTSh đó là một radar khá lớn xuất hiện ở ngay mũi máy bay.

Ngoài khoang vận tải lớn cho binh sỹ hoặc vật tư hàng hóa, trực thăng Mi-8AMTSh trang bị vũ khí theo kiểu của Mi-8AMT, bao gồm cả tên lửa chống tăng ATGM Shturm, kính chống đạn xung quanh buồng lái và phần động cơ được bọc giáp để có thể chịu được lực tấn công của nhiều loại đạn khác nhau.

Mi-8AMTSh còn nhận được trợ giúp từ hệ thống dẫn hoa tiêu trên cơ sở định vị toàn cầu GLONASS và đèn hồng ngoại TSL-1600. Khi hoạt động ban đêm, trực thăng Mi-8AMTSh sử dụng đèn TSL-1600 để chiếu sáng chiến trường và không gian trên không, đổ bộ quân và hỗ trợ hỏa lực mạnh để tấn công các mục tiêu của nó.

Mi-8AMTSh được trang bị 2 động cơ tuốc bin trục Klimov TV3-117M, cho phép đạt tốc độ tối đa 260km/h, tầm bay 450km, trần bay 4.500m. Với vỏ giáp bảo vệ tốt, trang bị các hệ thống cảm biến hiện đại cùng khả năng chở quân/hỗ trợ hỏa lực mạnh từ trên không, Mi-8AMTSh thực sự là một "kẻ hủy diệt" đáng sợ đối với bất kỳ mục tiêu nào.

Clip trực thăng tấn công Nga nã đạn trong tập trận:

Theo Tuấn Hưng

Đất Việt