1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Tiết lộ rúng động của ông Putin việc Mỹ tiếp cận cơ sở hạt nhân tuyệt mật Nga

Với lý do giải trừ hạt nhân và kiểm soát tiến trình này, dưới thời Tổng thống Nga Yeltsin, người Mỹ đã nắm được tất cả những cơ sở tuyệt mật tại Nga trong những năm 1990.


Ảnh: RT

Ảnh: RT

Điều này lần đầu tiên được thừa nhận không phải bởi các chuyên gia, hay các nhà quân sự mà bởi chính Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc thảo luận với Câu lạc bộ Valdai hôm 21/10 vừa qua.

Khi phát biểu, Tổng thống Putin đã lấy vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân là trọng tâm và đi vào chi tiết. Ông cho biết, dưới thời của Tổng thống Boris Yeltsin, giữa Nga và Mỹ đã ký kết một số thỏa thuận, trong đó có thỏa thuận về Chương trình Nunn-Lugar (hợp tác cắt giảm mối đe dọa) và Chương trình Megatons to Megawatts.

Chương trình Nunn-Lugar cho phép các chuyên gia và mật vụ Mỹ có quyền tiến hành 620 “cuộc kiểm tra” đối với các cơ sở tuyệt mật cấu thành trái tim “lưới hạt nhân” của Nga.

“Mỹ đã có quyền tiếp cận tới tất cả những cơ sở tuyệt mật của Liên bang Nga” – Tổng thống Putin khẳng định điều này và bổ sung rằng, nội dung văn bản về Chương trình Nunn-Lugar thực tế mang tính đơn phương – bởi những chuyên gia của chúng tôi không có được các quyền như vậy.

Ngoài những vấn đề nêu trên, các thanh sát viên người Mỹ còn có thể tới tiếp cận các khu vực bí mật hơn trong các nhà máy hạt nhân của Nga tới 170 lần.

Tổng thống Nga kể rằng: “Tại nhà máy điện hóa học Ural, người Mỹ thậm chí còn thiết lập vị trí quan sát ngay trực tiếp trong các phân xưởng. Họ còn xây dựng các vị trí làm việc thường xuyên, nơi mà các chuyên gia Mỹ hàng ngày lui tới làm việc. Còn trong các văn phòng của họ, như thường lệ trong trường hợp này, thì cờ của Mỹ được dựng trong các cơ sở tuyệt mật của Nga”.

Tổng thống Putin cũng khẳng định, Chương trình Megatons to Megawatts đã trở thành một trong những biện pháp thành công nhất trong việc giải trừ hạt nhân trong lịch sử nhân loại.

“Trong khuôn khổ thỏa thuận này, Nga phải loại bỏ 500 tấn Urani, tương đương với khoảng 20 nghìn đầu đạn hạt nhân” – Tổng thống Nga giải thích.

Nhìn chung, bài phát biểu đã xác nhận lại những điều được nói và viết nhiều lần trước đó. Bắt đầu là ông Gorbachev, và sau đó ông Yeltsin cũng quá hiểu tin tưởng về những lời hứa của Mỹ về tình hữu nghị vĩnh cửu không thể bị phá vỡ.

Cho đến nay cũng chưa có sự tranh cãi vì lý do nào mà nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô và Tổng thống đầu tiên của nước Nga lại cởi bỏ một cách bất thường đối với một nước bất kỳ mà lại theo kiểu đơn phương như vậy.

Còn phải rất lâu nữa thì nước Nga mới có thể phục hồi lại nhanh chóng và dễ dàng những thứ đã mất đi để đổi lại những lời hứa xáo rỗng đó.

Hiện chính quyền Mỹ chưa đưa ra bình luận trước thông tin trên.

Theo Sơn Nguyên

Tiền Phong