1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Tiết lộ những tính năng vượt trội của “lá chắn” phòng không S-500

(Dân trí) - Báo Sputnik của Nga đã đăng tải bài viết hé lộ những tính năng vượt trội của “lá chắn thép” S-500 so với các hệ thống phòng không ở thời điểm hiện tại.

Tổ hợp phòng không S-400 (Ảnh: Sputnik)
Tổ hợp phòng không S-400 (Ảnh: Sputnik)

Theo Sputnik, S-500 Prometey sẽ trở thành “xương sống” trong mạng lưới phòng thủ tích hợp của Nga với nhiều tính năng nổi trội. S-500 dự kiến sẽ là thành tố chính tạo nên lớp phòng không ngoài cùng, dự kiến có thể bắn hạ các mục tiêu ở độ cao gần 97km. Hiện tại chưa hệ thống phòng thủ nào có thể đạt được thông số ấn tượng như S-500.

Khoảng cách 97km cũng gần tiệm cận với vùng không gian nơi các quốc gia đặt phần lớn các vệ tinh quân sự vòng quanh thế giới.

Theo thông tin được hé lộ trước đó, S-500 sẽ được tích hợp tên lửa dẫn đường với tầm bay mở rộng 40N6, cho phép hạ gục mục tiêu ở khoảng cách 250 km. Ngoài ra, hệ thống quay đầu trên tên lửa dòng 40N Nga dự kiến trang bị cho S-500 sẽ có cơ chế hoạt động khác hoàn toàn các hệ thống phòng thủ hiện tại.

S-500 dự kiến có khả năng phát hiện và tiêu diệt đồng thời 10 đầu đạn tên lửa đạn đạo bay với tốc độ 6,4 km/s. Tên lửa của S-500 dài khoảng 9 m, với động cơ rắn có thể bay nhanh gấp 9 lần tốc độ âm thanh và có khả năng đánh chặn mục tiêu bay với tốc độ hơn 19.000 km/h.

Tên lửa 40N6 có khả năng mang đầu đạn nổ phân mảnh với tầm bay gần 500 km và tỉ lệ tấn công chính xác tới 95%.

Trong khi nhiều hệ thống radar trên các tổ hợp phòng không hiện tại chỉ sử dụng một loại radar để dò các mục tiêu, thì S-500 được tích hợp nhiều loại radar chuyên dụng để xác định các mục tiêu riêng biệt như máy bay, trực thăng, máy bay không người lái và tên lửa. S-500 cũng là hệ thống phòng không duy nhất vào thời điểm hiện tại có khả năng đánh chặn các mục tiêu bay ở tốc độ siêu thanh.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, trung đoàn S-500 đầu tiên dự kiến sẽ được bổ sung vào biên chế quân đội Nga vào năm 2020.

Đức Hoàng

Theo Sputnik