1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Thụy Sĩ chối từ, châu Âu nhận thêm tin xấu

Sau khi Anh quyết định rút khỏi EU, làn sóng ly khai đã lan rộng ra nhiều quốc gia khác khiến châu Âu đứng trước nguy cơ tan rã.

Thụy Sĩ rút đơn xin gia nhập EU

Ngày 2/8, Hội đồng châu Âu (EC) đã nhận được thông báo của Thụy Sỹ về việc rút đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Động thái này diễn ra sau khi Quốc hội Thụy Sỹ bỏ phiếu vô hiệu hóa đơn xin gia nhập EU hồi tháng 6 vừa qua. Cuộc bỏ phiếu diễn ra chỉ 1 tuần trước khi Anh mở cuộc trưng cầu dân ý về tư cách nước này trong EU.

Hội đồng châu Âu đã nhận được thông báo của Thụy Sỹ về việc rút đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Hội đồng châu Âu đã nhận được thông báo của Thụy Sỹ về việc rút đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Theo đó, 27 thành viên Thượng viện đã cùng bỏ phiếu để hủy bỏ đơn gia nhập thành viên EU.

Với quyết định này, Thụy Sỹ sẽ phải gửi thông báo chính thức tới Liên minh châu Âu xem xét việc rút đơn xin gia nhập của nước này.

Thực tế, đơn xin gia nhập EU của Thụy Sĩ có từ năm 1992. Tuy nhiên, khi tiến hành trưng cầu ý dân về vấn đề này vào tháng 12/1992, người dân Thụy Sĩ đã phản đối gia nhập không gian kinh tế châu Âu lúc đó.

Vấn đề rút hay không rút lại đơn xin gia nhập này đã gây tranh cãi tại quốc gia Trung Âu này. Các nghị sĩ đảng Nhân dân thuộc phe bảo thủ đề nghị rút đơn xin gia nhập EU vì ủng hộ quy chế trung lập của Thụy Sĩ và cho rằng việc gia nhập EU sẽ đe dọa chủ quyền của nước này.

Từ thời điểm đó đến nay, hầu như quốc gia này chưa từng có những động thái chính trị đáng kể nào để thúc đẩy việc đó. Chính vì thế, báo chí Thụy Sĩ gọi đây là một “lá đơn ma” mà nhiều người dân Thụy Sĩ thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của nó.

Kể từ khi đệ trình đơn, năm nào Thụy Sĩ cũng tổ chức thăm dò dư luận về quan điểm của người dân đối với việc gia nhập EU. Nếu cách đây hơn 20 năm, tỷ lệ ủng hộ có lúc lên tới 50%, thì càng về sau con số càng giảm dần, và mới nhất chỉ còn 16% trong cuộc thăm dò năm 2016 vừa qua.

Châu Âu đứng trước nguy cơ tan rã?

Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập, lâu nay không tham gia vào phe phái hay khối nào. Tuy nhiên với liên minh châu Âu, Thụy Sĩ được đánh giá là quốc gia có mức độ hội nhập EU rất sâu rộng. Giao dịch thương mại với EU chiếm tới 70-80%, đồng thời tham gia Hiệp ước tự do đi lại Schengen.

Với việc rút đơn gia nhập EU lần này, giới phân tích cho rằng Thụy Sĩ đã tạo nên cú sốc với nỗ lực nhất thể hóa châu Âu. Cùng với việc Anh tuyên bố rút khỏi EU sau cuộc trưng cầu dân ý lịch sử hôm 23/6, quyết định lần này của Thụy Sĩ đang đẩy liên minh châu Âu vào tình thế khó.

Thực tế tinh thần ly khai từ Anh ở châu Âu đã lan sang nhiều quốc gia có vai trò và ảnh hưởng lớn tại EU.

Sau khi Anh quyết định rút khỏi EU, làn sóng ly khai đã lan rộng ra nhiều quốc gia khác khiến châu Âu đứng trước nguy cơ tan rã.
Sau khi Anh quyết định rút khỏi EU, làn sóng ly khai đã lan rộng ra nhiều quốc gia khác khiến châu Âu đứng trước nguy cơ tan rã.

Điển hình là tại Đức. Đại diện đảng Cánh tả ở nước này đã lên tiếng kêu gọi tiến hành trưng cầu ý dân về các hiệp ước của EU, cho rằng người dân có quyền quyết định vận mệnh của khối liên minh này.

Một phát ngôn viên của đảng cực hữu nói: "Năm tới chúng tôi sẽ chiếm ưu thế trong quốc hội Đức và Dexit sẽ là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của chúng tôi".

Sau cuộc trưng cầu ý dân tại Anh về Brexit, Trưởng đoàn nghị sĩ đảng Cánh tả ở Quốc hội Đức Sahra Wagenknecht đã kêu gọi tiến hành trưng cầu ý dân về các hiệp ước EU tại nước này.

Phát biểu trên báo "Thế giới“ (Welt) của Đức, bà Wagenknecht cho rằng người dân cần được trao cơ hội bỏ phiếu về những vấn đề quan trọng, như Hiệp định TTIP hay các hiệp định châu Âu.

Bà nói thêm rằng: “Chúng tôi muốn thay đổi châu Âu, để châu lục này không tiếp tục đổ vỡ. Mỗi nước nên được biểu quyết về các hiệp định mới”.

Cùng với Đức, một số chính khách Pháp, Hà Lan cũng lên tiếng đòi bỏ phiếu rời EU đi theo tiếng gọi của cuộc bùng nổ Brexit.

“Chúng tôi muốn toàn quyền chịu trách nhiệm về chính sách nhập cư của mình, tiền của mình, biên giới của mình và đất nước của mình. Càng sớm càng tốt, Hà Lan phải có cơ hội lên tiếng về tư cách thành viên của mình trong EU”, ông Geert Wilders- người đứng đầu nhóm chống nhập cư tại Hà Lan kêu gọi.

Ông Wilders đang là ứng viên sáng giá cho cương vị Thủ tướng Hà Lan. Ông Wilders khẳng định nếu đắc cử vào tháng 3/2017 ông sẽ kêu gọi thực hiện cuộc bỏ phiếu rời EU.

Theo Hồng Sơn (Tổng hợp)

Đất Việt