1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Thế giới có nên áp dụng hệ thống “giờ quốc tế”?

(Dân trí) - Hai nhà khoa học thuộc Đại học hàng đầu Mỹ Johns Hopkins mới đây đã đưa ra hệ thống “giờ quốc tế” nhằm khắc phục những vấn đề phát sinh do múi giờ khác nhau với điều kiện các nước cùng áp dụng một khung giờ như nhau, tờ Independent đưa tin.

Các cột đồng hồ (Ảnh: AFP/Getty)
Các cột đồng hồ (Ảnh: AFP/Getty)

Hai nhà khoa học Mỹ đưa ra cách tính “giờ quốc tế” là kinh tế gia nổi tiếng người Mỹ Steve Hanke, kiêm chuyên gia nghiên cứu Viện nghiên cứu chiến lược CATO, và giáo sư vật lý và thiên văn học Dick Henry, Đại học Johns Hopkins.

Thay vì cố gắng điều chỉnh đồng hồ theo các múi giờ khác nhau trên thế giới, hai nhà khoa học Mỹ đã đưa ra hệ thống “giờ quốc tế” như sau: nếu như bây giờ là 7h00 sáng tại thủ đô Washington D.C. (Mỹ), thì cũng sẽ là 7h00 cho bất cứ nơi đâu trên thế giới. Không còn múi giờ nào tồn tại. Bất cứ bạn ở nơi đâu trên thế giới, giờ sẽ như nhau.

Trong khi hệ thống này có thể đơn giản hóa cuộc sống của chúng ta, nhưng nó sẽ đòi hỏi những thay đổi lớn đối với cách chúng ta quan niệm về thời gian. Khi các đồng hồ trên thế giới đều đặt theo hệ thống “giờ quốc tế”, thay vì giờ GMT như hiện nay, phần lớn chúng ta sẽ phải thay đổi cách thức đưa ra thời gian biểu. Ví dụ, tại Washington, chúng ta sẽ phải quen với việc thức dậy quanh buổi trưa và ăn tối vào lúc 1h00 sáng hôm sau. Tất nhiên, có lẽ đây sẽ không phải là vấn đề lớn đối với một số người.

Các múi giờ khác nhau trên thế giới (Đồ họa: Washington Post)
Các múi giờ khác nhau trên thế giới (Đồ họa: Washington Post)

Tuy nhiên, hai nhà khoa học Mỹ lập luận rằng, hệ thống “giờ quốc tế” sẽ khiến cho hoạt động của ngành truyền thông, giao thông và thương mại trên toàn thế giới sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Một khi áp dụng hệ thống “giờ quốc tế”, các hãng hàng không trên thế giới sẽ tránh được các tai nạn máy bay vì các phi công và hoa tiêu điều nắm rõ lịch trình. Ngoài ra, các hành khách sẽ không bị nhỡ các chuyến bay bởi vấn đề giờ giấc và các múi giờ khác nhau.

Hai nhà khoa học Mỹ đề xuất hệ thống “giờ quốc tế” trên sẽ được áp dụng đồng nhất trên toàn thế giới bắt đầu từ ngày 1/1/2018.

Theo Washington Post, thời gian gần đây có 5 quốc gia thay đổi cách tính giờ với lý do chính trị. Năm 2010, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã thay đổi cách tính giờ của Nga. Tuy nhiên, những cải cách trên đã bị Hạ Viện Nga (Duma) dừng vào tháng 7/2014.

Hệ thống giờ quốc tế và Lịch Hanke-Henry (Đồ họa: Washington Post)
Hệ thống "giờ quốc tế" và Lịch Hanke-Henry (Đồ họa: Washington Post)

Trong khi đó, Triều Tiên cũng áp dụng cách tính giờ chênh lệnh tới 30 phút so với cách tính giờ của Trung Quốc và Nhật Bản. Tại Indonesia, cố vấn về kinh tế cho cựu Tổng thống Indonesia Suharto cũng đề xuất hợp nhất 3 múi giờ làm thành một, trùng với múi giờ của Singapore vì lý do kinh tế.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên 2 nhà khoa học Mỹ đưa ra đề xuất trên. Trước đó vào năm 1889, Sandford Flemming, một kỹ sư ngành đường sắt quốc tịch Canada gốc Scotland, đã đưa ra ý tưởng hệ thống giờ chung toàn thế giới.

Trong khi đó, thời đại ngày nay khi khoảng cách địa lý và múi giờ bị xóa nhòa bởi công nghệ Internet thì cũng là lúc chúng ta nên áp dụng hệ thống “giờ quốc tế”, theo 2 nhà khoa học Mỹ.

Vũ Duy

Theo Independent