1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Thất bại tên lửa Triều Tiên có thể dẫn tới vụ thử hạt nhân mới?

(Dân trí) - Giới chuyên gia cho rằng Hội đồng bảo an Liên hợp quốc chắc chắn sẽ “đánh” Triều Tiên về vụ phóng tên lửa và Triều Tiên có thể sẽ phản ứng bằng một vụ thử hạt nhân - như cách thức đã từng thực hiện trước đây.

 

Thất bại tên lửa Triều Tiên có thể dẫn tới vụ thử hạt nhân mới?

Paek Chang-Ho, giám đốc trung tâm điều khiển vệ tinh, nói chuyện với các phóng viên tại phòng điều khiển vệ tinh ở Trung tâm vũ trụ ở ngoại ô Bình Nhưỡng hôm thứ tư vừa qua.
 

Theo các quan chức quốc phòng Hàn Quốc, tên lửa Unha-3 tầm xa của Triều Tiên đã rời bệ phóng vào sớm ngày hôm nay, vỡ thành nhiều mảnh và rơi xuống Hoàng Hải, vùng biển nằm giữa Hàn Quốc và Trung Quốc, hơn một phút sau đó.

 

Thất bại của tên lửa, mà Triều Tiên cho biết sẽ đưa vệ tinh thời tiết vào quỹ đạo, được giới phân tích cho là điều không vui cho Triều Tiên khi nước này đang rộn ràng chuẩn bị cho nhiều sự kiện lớn kỷ niệm 100 năm ngày sinh của lãnh đạo sáng lập Kim Nhật Thành.

 

Giới chức Triều Tiên chưa đưa ra bình luận cho các phóng viên nước ngoài được mời tới Bình Nhưỡng để đưa tin về vụ phóng. Trong khi đó, đài truyền hình Triều Tiên phát hình ảnh về cuộc đời nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành, người đã dẫn dắt Triều Tiên gần 50 năm trước khi qua đời vào năm 1994.

 

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, Triều Tiên sẽ không để cho thất bại này ảnh hưởng tới lễ kỷ niệm ngày sinh nhật vào chủ nhật này.

 

Triều Tiên dự kiến sẽ vẫn cứng rắn khi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhóm họp vào ngày hôm nay để xem xét cách thức phản ứng với vụ phóng. Hội đồng bảo an sẽ không có lựa chọn nào ngoài tuyên bố lên án vụ phóng hoặc siết chặt trừng phạt như đã được áp dụng khi Triều Tiên thử phiên bản cũ hơn của tên lửa phóng ngày hôm nay vào tháng 4/2009 và sau đó 6 tuần đã tiến hành vụ thử hạt nhân dưới lòng đất lần thứ hai.

 

“Triều Tiên sẽ nổi giận trước hành động của Liên hợp quốc và sẽ dùng đó là cái cớ để tiến hành vụ thử hạt nhân khác”, ông Kim đánh giá.

 

Thất bại tên lửa Triều Tiên có thể dẫn tới vụ thử hạt nhân mới?
Tên lửa Unha-3 trên bệ phóng.
 
Một quan chức quân sự Hàn Quốc cho biết tên lửa được phóng đi vào 7h39 sáng ngày hôm nay, giờ địa phương. Tên lửa dự kiến sẽ đi qua gần đảo Okinawa của Nhật, qua bắc Philippines trước khi rơi xuống nam Thái Bình Dương. Nhưng ngay sau khi công bố về vụ phóng, cũng quan chức quân sự này cho biết tên lửa đã bị hỏng. Tin tức ban đầu tương tự của người phát ngôn Lầu Năm Góc ở Washington cũng được Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Naoki Tanaka xác nhận.

 

Các nguồn tin của Hàn Quốc cho biết tên lửa rơi xuống biển ở khu vực cách tây Kunsan, cảng lớn ở tây nam Hàn Quốc khoảng 190km. Hai tàu khu trục Hàn Quốc, đều được trang bị hệt thống radar Aegis tối tân nhất và tên lửa hạm đối không, đã tuần tra vùng biển này và sẵn sàng nhắm bắn các phần của tên lửa nếu nó có thể rơi xuống lãnh thổ Hàn Quốc.

 

Cặp tàu khu trục, cùng với các tàu nhỏ hơn và trực thăng, đã “cày nát” vùng biển sau khi không tìm thấy mảnh vỡ có thể đã bị rơi của tên lửa. Vì vậy tên lửa được tin là đã bị nổ tung ở giai đoạn tách quan trọng đầu tiên khi một phần của nó rơi ra trong khi phần còn lại bị rơi xuống trước giai đoạn tách thứ hai.

 

Mặc dù Mỹ có căn cứ không quân lớn ở Kunsan, một phát ngôn viên quân sự Mỹ cho biết không có dấu hiệu máy bay hay tàu Mỹ sẽ tham gia vào công cuộc tìm kiếm mảnh vỡ tên lửa.

 

Một câu hỏi lớn đặt ra là liệu tên lửa Triều Tiên có thực sự mang vệ tinh. Giới chức Mỹ và Hàn Quốc tin tuyên bố bắn vệ tinh là không có thực và Triều Tiên chỉ muốn bắn thử khả năng của tên lửa của nước này, xem nó có khả năng mang đầu đạn tới tận bờ biển tây của Mỹ hay không.

 

Vũ Quý
Theo CSM