1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Chùm ảnh

Tàu thám hiểm lần đầu tiên "đặt chân" xuống cực bắc sao Hỏa

(Dân trí) - Tàu thám hiểm khoa học Phoenix sớm ngày chủ nhật (giờ Mỹ) đã hạ cánh thành công xuống cực bắc của hành tinh Đỏ, sau hành trình sống còn xuyên qua bầu khí quyển mỏng của sao Hỏa và cú tiếp “trời giáng” xuống bề mặt của nó.

Đây là lần đầu tiên tàu thám hiểm hạ cánh thành công xuống các vùng cực của sao Hỏa.

 

Bị hút bởi trọng lực của sao Hỏa, tàu vũ trụ Phoenix đã lao về phía hành tinh Đỏ với vận tốc gần 20.500km/h trước khi tiến vào bầu khí quyển của nó. Khi đó, tốc độ của tàu được làm giảm đi và Phoenix bung dù, kích hoạt tên lửa đẩy lùi để nó có thể hạ cánh xuống bề mặt của sao Hỏa.

 

Các nhà khoa học và những người điều khiển Phoenix từ dưới mặt đất đã sống trong những giờ phút căng thẳng nhất khi tàu thám hiểm chuẩn bị kết thúc chuyến hành trình dài 700 triệu km trong 10 tháng. Trong 14 phút, Phoenix đã chuyển từ tàu thám hiểm liên hành tinh sang một trạm nghiên cứu khoa học trên hành tinh Đỏ.

 

“Cuộc thám hiểm lần này khó khăn hơn rất nhiều hai cuộc thám hiểm (của tàu Spirit và Opportunity)  lần trước”, Ed Weiler, trưởng cơ quan khoa học vũ trụ của NASA cho biết. Khi Phoenix hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa, mọi người đã hét lên “Nó hạ cánh rồi, hạ cánh rồi”.

 

Năm 2002 các nhà khoa học đã phát hiện các vùng cực của sao Hỏa có một trữ lượng lớn nước đóng băng ở bên dưới tầng đất mỏng. Sau đó, họ đã phóng Phoenix vào ngày 4/8/2007 lên sao Hỏa để lấy mẫu nước, giúp họ xác định xem liệu có "nguyên liệu" nào cho thấy sự sống từng tồn tại nơi đây hay không.

 

Năm 1999 NASA cũng đã từng cố gắng đưa một tàu thám hiểm hạ cánh xuống cực nam của sao Hỏa nhưng đã không thành, do gặp trục trặc ở những phút cuối hạ cánh.

 

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ sau đó đã hủy hành trình thám hiểm tiếp theo tới vùng cực sao Hỏa. Tuy nhiên, họ đã thành công trong việc gửi hai tàu thám hiểm Spirit và Opportunity tới vùng xích đạo của hành tinh này để tìm kiếm dấu hiệu của nước từng tồn tại trên bề mặt.

 

Tàu thám hiểm lần đầu tiên "đặt chân" xuống cực bắc sao Hỏa - 1

Các nhà khoa học NASA vui mừng khi Phoenix hạ cánh thành công xuống cực bắc sao Hoả.

Tàu thám hiểm lần đầu tiên "đặt chân" xuống cực bắc sao Hỏa - 2

Hình minh hoạ trạm khí tượng trị giá 37 triệu USD của Canada trên Phoenix. Trạm khí tượng này có nhiệm vụ nghiên cứu bầu không khí xung quanh Phoenix.

Tàu thám hiểm lần đầu tiên "đặt chân" xuống cực bắc sao Hỏa - 3

Hình ảnh mô tả Phoenix 7 phút trước khi đi vào bầu khí quyển của sao Hoả.

Tàu thám hiểm lần đầu tiên "đặt chân" xuống cực bắc sao Hỏa - 4

Hình minh hoạ ngay trước khi Phoenix tiến vào bầu khí quyển của sao Hoả.

Tàu thám hiểm lần đầu tiên "đặt chân" xuống cực bắc sao Hỏa - 5

Hình minh hoạ Phoenix ngay trước khi chạm bề mặt sao Hoả.

Tàu thám hiểm lần đầu tiên "đặt chân" xuống cực bắc sao Hỏa - 6

Hình minh hoạ khi Phoenix "đặt chân" xuống sao Hoả.

Tàu thám hiểm lần đầu tiên "đặt chân" xuống cực bắc sao Hỏa - 7

Mô hình có kích cỡ bằng kích cỡ thật của Phoenix tại Trung tâm điều khiển khoa học của Đại học Arizona, Mỹ.

 

Tàu thám hiểm lần đầu tiên "đặt chân" xuống cực bắc sao Hỏa - 8

Và mô hình Phoenix với cuộc thử nghiệm dưới mặt đất.

 

Tàu thám hiểm lần đầu tiên "đặt chân" xuống cực bắc sao Hỏa - 9

Tên lửa Delta II, tên lửa đã đưa Phoenix vào vũ trụ hồi năm 2007. Ảnh chụp tên lửa tại bệ phóng 17-A tại Sân bay không quân Cape Canaveral, Florida.

Tàu thám hiểm lần đầu tiên "đặt chân" xuống cực bắc sao Hỏa - 10

Những hình ảnh đầu tiên về bề mặt sao Hoả do Phoenix gửi về.

Tàu thám hiểm lần đầu tiên "đặt chân" xuống cực bắc sao Hỏa - 11

Hình ảnh chụp từ sao Hoả cho thấy một chiếc chân của tàu vũ trụ Phoenix.

Tàu thám hiểm lần đầu tiên "đặt chân" xuống cực bắc sao Hỏa - 12

Một phần của Phoenix sau khi hạ cánh xuống sao Hoả.

Tàu thám hiểm lần đầu tiên "đặt chân" xuống cực bắc sao Hỏa - 13

Tàu thám hiểm lần đầu tiên "đặt chân" xuống cực bắc sao Hỏa - 14

Phan Anh

Theo Reuters