1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Su-35 có bị bắn rơi khi không kích Hama?

Việc tiêm kích Su-35 thực hiện không kích cứu trận địa Hama những ngày qua đang đặt chiến đấu cơ này trước những nguy cơ bị bắn hạ.

Theo các trang mạng về tình hình chiến sự Trung Đông, những nguy cơ đang rình rập chiến đấu cơ Su-35 Nga tại Hama là hoàn toàn có thật.

Nguồn tin này cho biết, ngay từ cuối năm 2016, lực lượng khủng bố tại Syria đã tuyên bố phát triển thành công hệ thống tên lửa đất đối không đủ sức đánh bại không chỉ trực thăng mà cả chiến đấu cơ cánh cố định.

Tên lửa phòng không tự chế của khủng bố.
Tên lửa phòng không tự chế của khủng bố.

Từ những hình ảnh do nhóm khủng bố này công bố cho thấy, một quả tên lửa có kích thước rất lớn được đặt trên bệ phóng tự chế lắp vào khung thân xe tải nhỏ.

Loại tên lửa trên được cho là mẫu đạn không đối không R-40 được biên chế trong quân đội chính phủ Syria. Nhiều ý kiến cho rằng, có khả năng phiến quân IS lấy được vũ khí trên từ các căn cứ quân đội Syria bị chiếm giữ.

R-40 (NATO gọi là AA-6 Acrid) là tên lửa không đối không tầm xa được Liên Xô phát triển trang bị cho các tiêm kích nhanh nhất thế giới MiG-25. R-40 có trọng lượng tới 461kg, mang đầu nổ 70kg, tầm bắn 30-80km, tốc độ Mach 4,5-5, trang bị đầu dò radar chủ động hoặc hồng ngoại.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, chưa ghi nhận bất cứ trường hợp máy bay, trực thăng nào của quân đội Syria hay không quân Nga bị vũ khí này tấn công.

Dù chưa có thiệt hại đáng kể, nhưng việc IS sở hữu R-40 được xem là một thông tin đáng báo động đối với Nga cũng như các lực lượng khác tham chiến tại Syria.

Không chỉ đang nắm trong tay R-40, trước đó cũng không ít lần xuất hiện tin đồn IS đã cướp được một số lượng lớn tên lửa không đối không R-3S, R-13M, R-60, R-73E.

Dựa trên nền tảng đó, phiến quân khủng bố hoàn toàn có thể chế tạo, hoàn thiện và phát triển tên lửa đất đối không để đối phó với máy bay Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng như liên quân các nước.

Ngoài số vũ khí kể trên, hiện nay các nhóm khủng bố tại Syria đều đang sở hữu tên lửa phòng không vác vai FN-6 do Trung Quốc sản xuất, Igla của Nga, Stinger của Mỹ...

Những tên lửa này hoàn toàn có thể khiến những chiến đấu cơ như Su-35 phải nằm đất nếu lọt vào tầm bắn của chúng.

Tiêm kích Su-35 không kích tại Hama.
Tiêm kích Su-35 không kích tại Hama.

Trang Defence-blog dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, đợt không kích vừa qua được Su-35 thực hiện nhằm đẩy lùi đà tấn công của các nhóm phiến quân Hồi giáo ở khu vực gần tỉnh Hama, miền trung Syria.

Chiến đấu cơ thế hệ 4++ của Nga đã liên tiếp nã rocket vào vị trí của liên minh hồi giáo cực đoan Tahrir al-Sham, do nhóm khủng bố Fateh al-Sham (trước đây là al-Nusra, chi nhánh al-Qaeda ở Syria) đứng đầu tại đây.

Nhờ những đợt nã đạn cấp tập, phiến quân phần bị thiệt mạng, số còn lại đã bỏ vị trí tháo chạy.

Theo Tuấn Hưng

Đất Việt