1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Phương Tây đau đầu giải mã tình thân Nga - Iran

Liên tiếp những động thái bất ngờ được cả Nga và Iran đưa ra trong mấy ngày qua khiến phương Tây bất ngờ. Vậy Moskva đang làm gì tại Iran?

Chỉ để tiếp nhiên liệu?

Phát biểu trong cuộc họp quốc hội được đưa tin rộng rãi trên phương tiện truyền thông hôm 23/8, Chủ tịch Quốc hội Ali Larijani tuyên bố Iran đang tiếp tục cho phép Nga sử dụng căn cứ không quân ở Hamadan để thực hiện những vụ không kích chống khủng bố ở Syria.

"Không quân Nga vẫn được phép tiếp tục sử dụng Hamadan, chúng ta và Nga đang đoàn kết chống khủng bố. Tình đoàn kết này đem lại lợi ích cho cộng đồng Hồi giáo trong khu vực", ông Ali nói.

Cùng với tuyên bố bất ngờ này, ông cũng khẳng định Iran không trao quyền kiểm soát căn cứ cho bất kỳ quốc gia nào, và nhấn mạnh rằng "máy bay chiến đấu Nga bay đến căn cứ Hamadan chỉ với mục đích tái nạp nhiên liệu".

Đường bay của máy bay Nga không kích IS.
Đường bay của máy bay Nga không kích IS.

Theo nhận định của giới chuyên gia, lý do máy bay Nga dùng căn cứ Hamadan chỉ để tiếp nhiên liệu được giới chuyên gia nhận định phần nào có lý bởi theo những số liệu được Nga công khai, cường kích Su-34 có tầm hoạt động là 4.500 km, bán kính chiến đấu khoảng 1130 km.

Với máy bay Tu-22M3 có tầm hoạt động khoảng 7.000km, bán kính chiến đấu gần 3.000km. Trong khi đó khoảng cách chiến đấu cơ xuất phát từ Nga không kích IS ở Syria vượt qua là trên 2.000km và phải bay qua biển Caspian, Iran và Iraq.

Tuy nhiên theo Fox News, tiếp nhiên liệu không phải là là lý do duy nhất khiến Nga nối lại việc dùng căn cứ không quân tại Iran. Theo hãng tin này, hiện nay Nga đang sở hữu dàn máy bay tiếp dầu cực hiện đại Il-78 với nhiều biến thể khác nhau.

Cùng với đó, Tu-22M3 và cường kích Su-34 đều được trang bị hệ thống nhận nhiên liệu trên không. Vì vậy, lý do Iran đưa ra cho việc đồng ý để Nga tái sử dụng căn cứ không quân Hamadan với mục đích không kích IS đang khiến phương Tây khó hiểu.

Nga đưa S-400 đi đâu?

Ngay khi Tehran tuyên bố Moskva dừng sử dụng căn cứ Hamadan, kênh truyền hình Tasnim của Iran đã đặt câu hỏi rằng người Nga sẽ đưa hệ thống phòng không S-300/400 tại căn cứ không quân này đi đâu khi mà nhiệm vụ của họ tại đây đã chấm dứt.

Bởi trước đó Nga đã công khai rằng hệ thống tên lửa S-400 và S-300 tại Iran sẽ chỉ được dùng với mục đích bảo vệ căn cứ không quân Nga đang sử dụng tại Iran - nơi các chiến đấu cơ của nước này đang đồn trú để thực hiện nhiệm vụ oanh kích phiến quân IS tại Syria.

Máy bay Tu-22M3 tại căn cứ Hamadan.
Máy bay Tu-22M3 tại căn cứ Hamadan.

Tuy nhiên, trong khi chưa tìm ra câu trả lời cho những hệ thống phòng không Nga tại Iran thì truyền thông Tehran bất ngờ để Nga tái sử dụng căn cứ này. Theo Fox News, động thái này rất có thể liên quan đến đồn đoán rằng Nga đưa hệ thống S-300/400 đến Iran thực chất là chuyển giao vũ khí này cho Tehran.

Theo nguồn tin này, hồi đầu năm 2016, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehqan đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin bàn về đơn hàng 8 tỉ USD mua hàng loạt khí tài "xịn" nhất của Nga, bao gồm chiến đấu cơ Su-30, hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph.

Fox News cho biết, trong cuộc gặp ông Putin vào ngày 16/2, Bộ trưởng Dehqan cũng thương lượng về việc giao hệ thống phòng không S-300 mà Iran đã đặt mua của Nga trước đó. Còn về đơn hàng mới, Iran cũng muốn sắm các loại xe tăng hiện đại, hệ thống tên lửa bờ biển di động, trực thăng Mi-8/17...

Được biết, ngay trước khi sang Nga, ông Dehghan đã công bố với báo giới Iran rằng Iran muốn mua tên lửa phòng không S-400, nói thêm rằng nước này cần "tập trung cao độ vào không lực và chiến đấu cơ".

Bộ trưởng Dehghan phát biểu: "Chúng tôi đang tiến tới một hợp đồng. Chúng tôi cũng đã thông báo rằng chúng tôi cần tham gia vào quy trình sản xuất máy bay và hy vọng có cả quy trình sản xuất tên lửa S-400".

Căn cứ vào những thông tin này, Fox News cho rằng, rất có thể hệ thống S-300 và đặc biệt là S-400 có mặt tại Iran là một thương vụ vũ khí chóng vánh nhất đã được Nga thực hiện trong lịch sử mua bán quốc phòng của mình.

Động thái này cho thấy, ngoài việc thể hiện mối quan hệ hợp tác quốc phòng khăng khít giữa Moskva và Tehran trong "tình hình nóng", rất có thể đây còn là điều kiện Iran đồng ý cho Nga sử dụng căn cứ tại Tehran để thực hiện những cuộc không kích vào lực lượng khủng bố IS ở Syria, Fox News nhận định.

Theo Tuấn Hưng (tổng hợp)

Đất Việt