1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Ông Trump từ bỏ sắc lệnh di trú gây tranh cãi

(Dân trí) - Bộ Tư Pháp Mỹ ngày 16/2 cho biết chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ rút lại kháng cáo, bãi bỏ sắc lệnh hạn chế nhập cư gây tranh cãi và dự kiến ban hành một sắc lệnh mới vào tuần tới.


Sắc lệnh di trú của Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải sự chỉ trích gay gắt. (Ảnh minh họa: Reuters)

Sắc lệnh di trú của Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải sự chỉ trích gay gắt. (Ảnh minh họa: Reuters)

Tòa phúc thẩm Khu vực số 9 có trụ sở tại San Francisco tuần trước đã bác kháng cáo của Bộ Tư Pháp Mỹ về phán quyết tạm ngừng thực thi sắc lệnh di trú trên toàn quốc. Với quyết định này, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể kháng cáo lên Tòa án tối cao hoặc đưa vụ kiện trở lại tòa án cấp thấp ở Seattle.

Tuy nhiên, trong một thông báo hôm qua, Bộ Tư Pháp cho biết chính quyền sẽ rút lại sắc lệnh gây tranh cãi này và thay thế bằng một sắc lệnh mới có thể đứng vững trước mọi thách thức pháp lý. "Thay vì theo đuổi cuộc chiến pháp lý, Tổng thống dự định sẽ rút lại sắc lệnh cũ và thay thế bằng một sắc lệnh mới trong tương lai gần", thông báo cho biết. Trong cuộc họp báo cùng ngày, ông Trump cũng tuyên bố sẽ ban hành một sắc lệnh mới và có thể là vào tuần tới. Tuy nhiên, ông không tiết lộ thêm về sắc lệnh mới.

Hôm 27/1, Tổng thống Trump đã ký ban hành một sắc lệnh di trú gây tranh cãi. Theo đó, Mỹ sẽ dừng toàn bộ việc tiếp nhận người tị nạn trong 4 tháng và cấm công dân của 7 nước - gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen - nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày.

Ông Trump nói rằng, sắc lệnh này là một trong những biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Mỹ. Ông Trump cho rằng, sắc lệnh này nhằm bảo vệ nước Mỹ trước nguy cơ các cuộc tấn công khủng bố. Tuy nhiên, giới tư pháp và các cựu quan chức cho rằng, sắc lệnh này là vi hiến, đi ngược lại với giá trị Mỹ. Hàng loạt bang đã đệ đơn kiện sắc lệnh này của Tổng thống Trump, trong đó có Minnesota và Washington.

Minh Phương

Theo WSJ