1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Những siêu lừa tài chính thế giới

(Dân trí) - Ngày 24/1 vừa qua, ngân hàng Société Générale (Pháp) tuyên bố phát hiện vụ siêu lừa đảo thất thoát hơn 7 tỉ USD (4 ,9 tỷ euro) do một nhân viên giao dịch chứng khoán có tên là Jerome Kerviel gây ra.

Hiện các cơ quan luật pháp Pháp bắt đầu vào cuộc, Jerome Kerviel được tại ngoại sau khi bị bắt và thẩm vấn, còn số phận ngân hàng lớn thứ hai của Pháp vẫn chưa được quyết định. Hình ảnh Jerome Kerviel xuất hiện trên khắp các mặt báo với “chức danh” mới - kỷ lục gia lừa đảo nổi tiếng thế giới. Danh sách này còn có sự góp mặt của 5 nhân vật khác:

 

1.Nick Leeson (Barings Bank)

 

Những siêu lừa tài chính thế giới - 1
 

 

Năm 1995, Nick Leeson đã gây thiệt hại 850 triệu bảng Anh (tương đương1,2 tỷ euro) cho ngân hàng Barings khi là nhân viên giao dịch chứng khoán trẻ mới 28 tuổi.

 

Vài năm trước đó, anh ta đã chiếm được lòng tin của cấp trên, kiếm chác được 20 triệu của ngân hàng. Khi vụ việc bị phát hiện, anh ta đã bỏ trốn để lại trên bàn làm việc vài chữ: “Tôi rất tiếc”. Kết quả điều tra của cảnh sát kết luận, thiệt hại mà Leeson gây ra lớn hơn cả tài sản của ngân hàng. Chính vì thế, tháng 2/1995, Barings-một trong những ngân hàng kinh doanh lâu đời nhất của Anh tuyên bố phá sản và được bán lại với giá tượng trưng 1 bảng Anh cho ngân hàng bảo hiểm ING của Hà Lan.

 

Một tháng sau, Nick Leeson bị bắt tại Frankfurt và bị đem ra xét xử tại Singapore, lãnh án 6 năm rưỡi tù giam, nộp phạt 70.000 bảng Anh vì đã gian lận, giả mạo giấy tờ. Năm 1999, anh ta được trả tự do, chuyển sang lãnh đạo một câu lạc bộ bóng đá Ailen và viết sách. Cuốn sách Rogue Trade của anh ta đã được chuyển thể thành phim với tiêu đề “Trader”.

 

2.Toshihide Iguchi (Daiwa Bank)

 

Những vụ mua bán trái phép chứng khoán đã đem lại hậu quả nặng nề là việc ngân hàng Daiwa của Nhật Bản bị cấm kinh doanh tại Mỹ năm 1995. Thủ phạm chính là Toshihide Iguchi, một giám đốc chi nhánh của Daiwa tại Mỹ, người làm “bốc hơi” 1,1 tỷ USD trong vòng 11 năm. Năm 1996, toà án Mỹ đã kết tội ông ta gian lận giá trị tài sản lưu động với mức án 4 năm tù giam và phải nộp một khoản tiền phạt.

 

3. Yasuo Hamanaka (Sumitomo Bank):

 

Những siêu lừa tài chính thế giới - 2

 

Yasuo Hamanaka từng được mệnh danh "Quý ngài đồng", "Ngài 5%" do tham vọng thống trị thị trường bằng kim loại đồng của ông ta. Yasuo Hamanaka bỏ ra hàng tỷ USD mua đồng vào nhằm đầu cơ đẩy giá thị trường lên cao. Năm 1996, các giao dịch trái phép của ông ta bị phát hiện khi ngân hàng Sumitomo tuyên bố bị thiệt hại 2,6 tỷ USD trong vòng 10 năm. Năm 1998, Yasuo Hamanaka bị kết tộ gian lận, giả mạo và sử dụng giấy tờ giả mạo, lãnh án 8 năm tù giam. Đến năm 2005, ông ta được tự do.

 

4. Chen Jiulin (China Aviation Oil).

 

Những siêu lừa tài chính thế giới - 3
 

Năm 2004, China Aviation Oil ở Singapore thua lỗ 550 triệu USD do quá tin tưởng giá nhiên liệu trên thị trường chỉ tăng cao trong thời gian ngắn. Năm 2006, toà án Singapore đã phát hiện ra Jiulin Chen, Tống giám đốc tập đoàn là tác giả “sáng tác” rất nhiều khoản lỗ. Ông này bị kết án 5 năm rưỡi tù giam và phải nộp 208.000 USD tiền bồi thường thiệt hại cho tập đoàn.

 

5. Brian Hunter (Amaranth Advisors): Brian Hunter là một chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư năng lượng. Năm 2006, ông này thực hiện các vụ đầu tư may rủi vào thị trường năng lượng, khiến Quỹ đầu cơ Amaranth thiệt hại 6,6 tỷ USD.

 

6. Jérôme Kerviel (Société Générale). Khi mới vào làm việc ở SG, Kerviel làm ở phòng quản lý hoạt động mua bán ở phòng thị trường, chuyên phát hiện các giao dịch đáng ngờ. Chính ở vị trí này anh ta đã  tích luỹ bề dày mánh khoé lừa đảo và năm 2005, Kerviel được chuyển sang phòng mua bán chứng khoán thị trường kỳ hạn, trực tiếp mua vào bán ra những chứng khoán theo kiểu định giá trước, thanh toán sau trong một thời gian quy định, lời hay lỗ tùy theo biến động giá cả của chứng khoán. Đây cũng là nơi giúp Kerviel trở thành “sao” trong hàng ngũ các “siêu lừa đảo” tầm cỡ thế giới.

 

Ngọc Nhàn

Theo Financial Times