1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và Hoa Đông

Nhật Bản và Philippines đang cảnh cáo Trung Quốc

Nhiều người đã khuyến cáo, vụ Cảnh sát biển Philippines nổ súng vào một tàu cá Đài Loan khiến 1 ngư dân thiệt mạng hôm 9/5 sẽ được Trung Quốc và Đài Loan lợi dụng triệt để nhằm phục vụ mục đích đòi hỏi tranh chấp tại Biển Đông. Ngoài ra, Bắc Kinh còn muốn nhân cơ hội này để lấy lòng người dân Đài Loan.

Từ khẩu chiến giữa Philippines với Đài Loan và Trung Quốc

Ngày 12/5, giới truyền thông Đài Loan đưa tin, sau vụ Cảnh sát biển Philippines nổ súng vào một tàu cá Đài Loan khiến 1 ngư dân thiệt mạng hôm 9/5, Cảnh sát biển Đài Loan sẽ phái tàu tuần tra Đài Nam loại 2.000 tấn “xuống phía nam tuần tra”. Tàu tuần tra Đài Nam có thể xuống tuần tra (trái phép) tận khu vực đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Trước đó (11/5), người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu tuyên bố, cho Philippines 72 giờ để đáp lại những đề nghị liên quan đến vụ bắn chết ngư dân Đài Loan, nếu không sẽ trả đũa - đóng băng những đơn xin việc của lao động Philippines, rút đại diện ở Philippines. Đài Loan yêu cầu Manila xin lỗi, giao nộp kẻ giết người và bồi thường.

Liên tiếp trong 2 ngày (11 và 12/5), tờ Nhân Dân nhật báo và Thời báo Hoàn Cầu đều đăng bài mang tính kích động. Theo chuyên gia phân tích quốc tế Hoa Ích Văn, ngoài việc thông qua ngoại giao để gây áp lực, Bắc Kinh còn phải buộc Manila trả giá xứng đáng cho vụ nổ súng hôm 9/5. Bởi sau khi xảy ra sự cố, Manila đã cố tình ngụy biện: tuy thừa nhận, nhưng không chịu xin lỗi và tuyên bố chủ quyền với vùng chồng lấn.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh

Cũng có người kêu gọi Bắc Kinh thực hiện một cuộc tấn công trả đũa Philippines và tăng cường sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Bởi theo Thời báo Hoàn Cầu, chính quyền Mã Anh Cửu đã quá nhu nhược và bất lực trong vụ bắn tàu cá Đài Loan, đồng thời nhấn mạnh, có 2 việc Bắc Kinh cần làm trong việc này: thứ nhất, lập tức cảnh cáo Philippines - cho Manila một bài học, thứ hai, nên tranh thủ lấy lòng người dân Đài Loan.

Trước đó (10/5), tờ Thời báo Hoàn Cầu còn đưa ra những chỉ trích gay gắt như: Philippines là nước tàn bạo nhất ở Biển Đông. Ngày 10/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh (Oánh) tuyên bố, Trung Quốc đang lo ngại sâu sắc về vụ việc xảy ra gần đây và lên án mạnh mẽ hành động này - yêu cầu Philippines điều tra vụ việc ngay lập tức và giải thích càng sớm càng tốt, đồng thời sẽ theo dõi chặt chẽ các diễn biến tình hình hữu quan. Cũng trong ngày 10/5, ông Lâm Trung Bân, cựu quan chức cấp cao quân đội Đài Loan khuyến cáo, việc Trung Quốc lên án Philippines trong vụ nổ súng bắn chết ngư dân Đài Loan có thể tạo ra những thách thức mới cho ông Mã Anh Cửu.

Ông Lâm Trung Bân cũng cho rằng, những lời lẽ khắc nghiệt của Bắc Kinh với Manila trong vụ nổ súng này chỉ là một phần trong chiêu tâm lý chiến của Trung Quốc nhằm chiếm cảm tình của người dân Đài Loan. Ông La Viện, một học giả diều hâu của Trung Quốc đã đăng đàn kêu gọi quân đội nước này phải “lập tức ra tay” cùng với Đài Loan bảo vệ cái gọi là “lợi ích quốc gia” của Trung Quốc ở Biển Đông.

Về phần mình, ngày 10/5, cơ quan chức năng Philippines tuyên bố, xin chia buồn nhưng sẽ không xin lỗi và đảm bảo với gia đình nạn nhân cũng như với chính quyền Đài Loan về một cuộc điều tra minh bạch và công bằng. Giới chuyên môn cho rằng, việc Cảnh sát biển Philippines bắn 40 phát đạn vào một tàu cá Đài Loan đã khiến Trung Quốc giật mình lo ngại - liệu đây có phải là phát súng cảnh cáo mà Philippines muốn nhắm tới Trung Quốc.

Trung Quốc đang bị “dằn mặt”

Ngày 11/5, tờ China News đưa tin, 2 phóng viên của tờ báo này bám theo đoàn 32 tàu cá Trung Quốc kéo ra Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đánh bắt trái phép cho biết, vào 10 giờ ngày 10/5, đội tàu cá Trung Quốc đã kéo vào khu vực quần đảo Trường Sa - xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Rạng sáng 11/5, 32 tàu cá Trung Quốc đã bị 1 “tàu công vụ nước ngoài” bám theo ghi hình chụp ảnh, tuy nhiên không có va chạm nào xảy ra. Đến 4 giờ 30 phút ngày 11/5, “tàu công vụ nước ngoài” rời khỏi khu vực này sau khi bám theo đội tàu cá Trung Quốc 4 hải lý.

Trước đó (10/5), tờ Manila Standard Today đưa tin, hải quân Philippines đã triển khai 3 tàu hải quân (tàu tuần tra PN PS36, tàu khu trục BRP Rizal và tàu chở quân PS71) đến bãi đá ngầm Ayungin (tức bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Philippines chiếm giữ) và bãi cạn Hasahasa để giám sát sự hiện diện của tàu Trung Quốc.

 

Ngoại trưởng Philippines Albert Rosario

Ngoại trưởng Philippines Albert Rosario

Một sĩ quan hải quân Philippines cho biết, tàu khu trục Trung Quốc dừng bên ngoài và 2 tàu dân dụng tiến vào khu vực Bãi Cỏ Mây. Ngày 8/5, Tướng Domingo Tutaan Jr, người phát ngôn Bộ Tổng tham mưu Philippines cho biết, quân đội nước này sẽ “bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ”, nhưng điều này phải được thực hiện theo quyết định của chính phủ. Đại tá Edgard Arevalo, người phát ngôn lực lượng hải quân Philippines cũng nhấn mạnh, hải quân nước này sẽ theo dõi sát sao hoạt động của 32 tàu cá Trung Quốc ở Trường Sa.

Cũng trong ngày 11/5, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin, Trung Quốc đã chính thức bác bỏ các trọng tài của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển trong vụ Philippines khởi kiện đường lưỡi bò phi pháp và những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Tờ báo trên cho rằng, Manila đã sai lầm khi dùng đến trọng tài vì Trung Quốc “không ngán gì” Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Nhưng trước đó (10/5), Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario vẫn khẳng định, dù Trung Quốc có muốn hay không thì vụ kiện sẽ vẫn được tiếp tục. Bởi Manila đã tham vấn song phương với Bắc Kinh suốt 18 năm, nhưng tất cả đều rơi vào bế tắc. Kể từ khi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham của Philippines hồi tháng 4/2012, Manila và Bắc Kinh đã 45 lần đàm phán, song bất thành. Theo báo cáo mới nhất, hiện có 5 tàu Trung Quốc (4 Hải giám và 1 Ngư chính) đang án ngữ tại bãi cạn Scaborough/Hoàng Nham của Philippines.

Ngày 9/5, Hãng tin Bloomberg (Mỹ) đưa tin, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cảnh báo, Trung Quốc có thể làm tổn hại quan hệ với các đối tác thương mại nếu Bắc Kinh không tôn trọng phán quyết của Tòa án trọng tài quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ trong vụ kiện của Manila. Điều đáng nói là ông Benigno Aquino III đưa ra lời cảnh báo kể trên cho dù Tổng thống Philippines là người gốc Hoa và từng về thăm tổ tiên của mình ở tỉnh Phúc Kiến năm 2011. Theo Hãng Kyodo, Philippines than phiền rằng: từ tháng 3/1995 đến tháng 4/2013, có tới 56% người ngoại quốc bị bắt vì đánh cá trái phép trong vùng biển Philippines là công dân Trung Quốc. Còn theo thống kê của Hội đồng đặc trách phát triển bền vững khu vực đảo Palawan, ngư dân Trung Quốc dính líu đến 45% vụ đánh bắt trộm được ghi nhận xung quanh vùng Palawan. Theo tờ Văn Hối, Trung Quốc đang âm mưu từng bước chiếm đoạt các đảo ở Trường Sa.

Thái độ của Nhật Bản

Dư luận đặc biệt quan tâm tới vụ mất chức Chủ tịch Ủy ban Môi trường Thượng viện Nhật Bản của bà Yoriko

Ngày 9/5, cổng thông tin Chính phủ Trung Quốc cho biết, đến năm 2015, Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi số chuyến tuần tra ở không phận các vùng biển mà Bắc Kinh tự cho là thuộc chủ quyền của mình, trong đó có biển Hoa Đông và Biển Đông.

Theo đó, Lực lượng tuần tra biển của Trung Quốc sẽ tăng cường máy bay có tầm hoạt động hơn 4.500km và đến năm 2020 sẽ bổ sung nhiều máy bay với chu vi hoạt động khác nhau nhằm phục vụ nhiều mục đích tuần tra - gia tăng sự bành trướng, quấy nhiễu cả không phận và hải phận tại các vùng biển kể trên.

Theo “Báo cáo phát triển biển Trung Quốc năm 2013”, GDP liên quan tới kinh tế biển của Trung Quốc mỗi năm sẽ tăng 15% từ nay đến năm 2030. Bởi con số này trong năm 2012 tăng 7,9% lên 814 tỉ USD, chiếm 9,6% GDP của Trung Quốc. Theo nhận định của cơ quan nghiên cứu chiến lược hải dương Trung Quốc, đe dọa an ninh biển chủ yếu của Trung Quốc hiện nay là tranh chấp chủ quyền biển đảo leo thang có thể dẫn đến xung đột quân sự.

Được biết, 3 thủy thủ của tàu Giao Long đang nghiên cứu các dữ liệu về đa dạng sinh học và địa lý ở Biển Đông để chuẩn bị cho sứ mệnh thám sát vùng biển sâu đầu tiên của con tàu này dự kiến diễn ra kể từ ngày 5-6 cho sứ mệnh kéo dài 103 ngày.

Kawaguchi, đồng thời là nhà lập pháp cấp cao thuộc đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền hôm 9/5. Bởi vụ cách chức diễn ra sau chuyến tới Trung Quốc hồi cuối tháng 4 của bà Yoriko Kawaguchi, người từng giữ chức Ngoại trưởng Nhật Bản. Được biết, bà Yoriko Kawaguchi đến Trung Quốc trong hai ngày 23 và 24/4 để tham dự một hội nghị quốc tế, nhưng đã tự ý kéo dài chuyến đi một ngày để gặp ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì. Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã bày tỏ thất vọng về động thái chưa từng có nói trên của đảng đối lập bởi “bà Yoriko Kawaguchi không hề lơ là nhiệm vụ và cũng không coi thường cơ quan lập pháp”.

Cũng trong ngày 9/5, Hãng Tokyo dẫn các nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết, Tokyo và Bắc Kinh đã nhất trí tiếp tục đàm phán về việc thành lập cái gọi là cơ chế trao đổi thông tin biển nhằm ngăn chặn xảy ra các cuộc đụng độ quân sự bất ngờ trên biển Hoa Đông. Và song phương dự kiến thu xếp một cuộc họp trong tương lai liên quan tới vấn đề này, sau khi xem xét kỹ cách thức phát triển quan hệ của 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á. Được biết, kể từ ngày 10/5, tàu Đài Loan có thể hoạt động trong một phần vùng đặc quyền kinh tế quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông bởi đây là kết quả của thỏa thuận đạt được giữa Tokyo và Đài Bắc.

Theo Hãng BBC, Nhật Bản đã phản đối Trung Quốc về bài báo kêu gọi xem xét lại chủ quyền tại đảo Okinawa. Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga coi bài viết trên tờ Nhân dân Nhật báo là “thiếu suy nghĩ”. Ngày 8/5, tờ Nhân dân Nhật báo đăng bài viết kêu gọi xem xét lại quyền sở hữu đảo Okinawa của Nhật Bản, đồng thời nhắc lại tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trước đó (8/5), tờ Sankei Shimbun Nhật Bản đăng bài phân tích về quan hệ Trung-Nhật hiện nay. Theo đó, để tăng cường bảo đảm an ninh của Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe tính thúc đẩy thực hiện “ngoại giao kiên quyết, dẻo dai”, tìm cách liên kết với Nga và Ấn Độ để tạo ra thế bao vây đối với Trung Quốc.

Kể từ tháng 1/2012 đến nay, ông Shinzo Abe đã muốn thông qua “luật pháp và quy tắc” để chống lại Trung Quốc. Theo tờ The Japan Times, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang chuẩn bị kế hoạch cải tổ mô hình tình báo, an ninh theo kiểu Hội đồng an ninh quốc gia của Mỹ và kế hoạch này sẽ được xem xét và trình quốc hội chậm nhất trong tháng 9 hoặc tháng 10/2013. Theo đó, Tokyo sẽ sửa đổi điều 9 Hiến pháp để chính thức hóa quyền được xây dựng quân đội chính quy nhằm đối phó với những căng thẳng hiện nay, nhất là trong tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Tới mối quan tâm của Ấn Độ

Ngày 11/5, Hãng NDTV dẫn lời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ AK Antony khẳng định, tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông cần được giải quyết theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Mặc dù Ấn Độ không có tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông, nhưng hai lô dầu 127 và 128 nằm trong bể Phú Khánh ở Biển Đông là hoàn toàn thuộc vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam. Do đó, việc Trung Quốc đòi chủ quyền đối với cả khu vực này là điều không thể chấp nhận được.

 

Chiếc tàu cá Đài Loan được cho là bị tàu Hải quân Philippines bắn phải nhờ tàu khác kéo về cảng

Chiếc tàu cá Đài Loan được cho là bị tàu Hải quân Philippines bắn phải nhờ tàu khác kéo về cảng

Theo Eurasiareview, mặc dù Ấn Độ không trực tiếp liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông nhưng nước này quan tâm đến tự do hàng hải (FON) và sẵn sàng hợp tác hải quân với các nước trong khu vực để đảm bảo lợi ích của mình. Bởi Biển Đông là tuyến đường vận tải trên biển (SLOC) lớn và cũng là tuyến đường thương mại quan trọng, do đó, xung đột trong khu vực này liên quan đến tất cả các quốc gia châu Á, trong đó có Ấn Độ.

Giới phân tích vừa đưa ra nhận định đáng quan tâm - Trung Quốc đang khiến Mỹ phải tập trung tâm lực vào vấn đề bán đảo Triều Tiên để rảnh tay độc chiếm Biển Đông, xâm chiếm biển Hoa Đông. Thông tin này xuất hiện sau khi tờ Thời báo Hoàn Cầu nhận định (9/5), Trung Quốc đang bị Mỹ loại ra khỏi cuộc chơi và trước nguy cơ này, Bắc Kinh có chuẩn bị gì để trả đũa. Và mọi việc đều bắt nguồn từ chiến lược “trở lại châu Á” của Washington - trở thành chiến lược cơ bản thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển và là một phần trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc mà nước này đang áp dụng đối với quốc gia đông dân nhất thế giới.

Giới phân tích cũng khuyến cáo, với những gì đang diễn ra trên thực tế khiến dư luận cho rằng, đề nghị cùng ASEAN thúc đẩy tiến trình đàm phán COC của Trung Quốc cần hiểu một cách thấu đáo, cẩn trọng. Bởi việc này có thể ảnh hưởng đến tính đoàn kết của các thành viên ASEAN - “câu chuyện bó đũa”, những giải pháp dự phòng trong bối cảnh khu vực và quốc tế xung quanh COC giữa ASEAN với Trung Quốc.
 

Tân Hoa xã vừa dẫn lời các nguồn tin quân sự Trung Quốc hôm 10-5 cho biết, vừa xuất hiện một hình thái mới của lực lượng Hải quân - không quân trên tàu sân bay. Việc thiết lập lực lượng không quân trên tàu sân bay thể hiện sự phát triển của tàu sân bay Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới. Bởi lực lượng này bao gồm chiến đấu cơ tàu sân bay, máy bay huấn luyện và trực thăng trên tàu, có thể tiến hành các nhiệm vụ chống ngầm, cứu hộ và giám sát.

 

Được biết, binh sĩ thuộc lực lượng này tinh nhuệ hơn các lực lượng hàng không thuộc quân đội Trung Quốc. Theo thông tin trên trang Strategy page, The National Interest của Mỹ và tờ Kuala Lumpur Security Review của Malaysia, hải quân Trung Quốc đang áp dụng "chiến thuật cây gậy nhỏ” đặc biệt nhằm chiếm lấy không gian hoạt động của các nước trong khu vực Đông Nam Á… để thực hiện ý đồ "đường lưỡi bò” ở Biển Đông.

 
Theo Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh
Petrotimes