1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Nga kích hoạt cuộc chơi máy bay dân dụng

Nga tạo điều kiện phát triển máy bay hàng không dân dụng để xuất khẩu ra nước ngoài, cạnh tranh Boeing, Airbus.

Máy bay dân dụng của Nga có thể có thị trường lớn hơn trên thế giới sau cú hích của Thủ tướng Dmitry Medvedev.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hôm 25/9 công bố vừa thông qua một chiến lược quảng bá sản phẩm hàng không dân dụng Nga ra thị trường nước ngoài.

Hiện nay, thị trường vận tải hàng không đang phát triển theo chiều hướng tăng lên và là cơ hội cho các sản phẩm của Nga tiếp xúc với tình hình thị trường chung.


Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tại sự kiện ra mắt mẫu máy bay dân dụng thân rộng MC-21 đầu tiên của Nga.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tại sự kiện ra mắt mẫu máy bay dân dụng thân rộng MC-21 đầu tiên của Nga.

"Trong lĩnh vực này chúng tôi có triển vọng tốt, đặc biệt là theo các chuyên gia, thị trường vận tải hàng không toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 5%/năm do các nhà sản xuất máy bay lớn như Airbus và Boeing, bây giờ đang phát triển một chuỗi toàn cầu các nhà cung cấp thành phần công nghệ cao cần thiết, để đảm bảo nguồn cung" - Thủ tướng Nga nói.

Theo ông Medvedev, tài liệu mới "được thiết kế cho một mức độ dài hạn, xác định các sản phẩm chính có tiềm năng xuất khẩu lớn, các thị trường ưu tiên, các biện pháp hỗ trợ của nhà nước".

Đặc biệt, Chính phủ Nga cũng sẽ có hỗ trợ và ưu ái cho các công ty tư nhân độc lập chứ không chỉ ở các doanh nghiệp có thành phần Nhà nước.

"Điều quan trọng là sự hỗ trợ của nhà nước sẽ trao công bằng cho các công ty, không chỉ các công ty có sự tham gia của nhà nước, mà còn của các công ty tư nhân độc lập" - Thủ trưởng Nội các nhấn mạnh.

Các tài liệu của Chính phủ Nga được TASS thông tin cho thấy, chiến lược phát triển xuất khẩu các sản phẩm dân dụng cho ngành hàng không đã được tính toán trước năm 2025.

Đồng thời, Nhà nước sẽ tìm cách hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính để đưa các sản phẩm hàng không dân dụng nói chung được xuất khẩu mà không bị giới hạn chỉ trong sản xuất máy bay.

Gói hỗ trợ cũng được đưa ra trong tất cả các giai đoạn của vòng đời sản phẩm xuất khẩu với ưu tiên hỗ trợ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng.

"Chiến lược cung cấp hỗ trợ toàn diện cho các nhà sản xuất Nga, bao gồm cả việc cung cấp các thiết bị đo đạc nhằm chứng minh các yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa đối với mỗi sản phẩm hàng không dân dụng được sản xuất ở Nga" - Thủ tướng Nga nói thêm.

TASS nhận định, chiến lược mới sẽ góp phần thúc đẩy các thị trường nước ngoài có nhận thức khác về ngành công nghiệp hàng không dân dụng trong nước tại các thị trường nước ngoài.

Chiến lược này vượt qua những rào cản gia nhập vào thị trường mới, bao gồm về quy chuẩn kỹ thuật và cấp giấy chứng nhận, cũng như sự gia tăng về độ chính xác của các thiết bị được lắp đặt của các tổ chức ngành hàng không công nghệ.

Quả ngọt với Trung Quốc

Việc Nga tăng cường quảng bá và thúc đẩy sản phẩm hàng không dân dụng là bước tiếp theo của quá trình đưa loại máy bay dân dụng vào sản xuất, theo dự án hợp tác với công ty Trung Quốc.

Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) và Tập đoàn máy bay liên hiệp (UAC) của Nga trước đó đã tuyên bố đăng ký công ty liên doanh chế tạo máy bay thân rộng, nhằm cạnh tranh cùng các hãng hàng không lớn như Boeing và Airbus.


Mô hình mẫu máy bay kết hợp của Nga và Trung Quốc.

Mô hình mẫu máy bay kết hợp của Nga và Trung Quốc.

Liên doanh sẽ có trung tâm nghiên cứu đặt tại Moscow và dây chuyền sản xuất ở Thượng Hải.

Năm 2014, khi bắt đầu hợp tác, hai bên đã tiết lộ những thông tin cơ bản về mẫu máy bay sẽ có tầm bay xa 12.000 km với sức chứa 280 hành khách.

Chủ tịch UAC, ông Yuri Slyusar khẳng định cả 2 tập đoàn mong muốn có chuyến bay đầu tiên và giao đơn hàng đầu tiên vào lần lượt các năm 2025 và 2028, và đặt mục tiêu lấy được 10% thị trường đang bị hai mẫu máy bay Boeing 787 và Airbus 350 chiếm lĩnh.

Thời điểm đó, UAC đang phát triển phiên bản máy bay thân rộng Ilyushin IL-96 và mới đây đã thử nghiệm bay thành công máy bay thân hẹp Irkut MC-21.

Còn Trung Quốc thì mới thử nghiệm thành công chuyến bay thử của mẫu máy bay thân hẹp C919.

Cả 2 tập đoàn mong muốn có chuyến bay đầu tiên và giao đơn hàng đầu tiên vào lần lượt các năm 2025 và 2028, và đặt mục tiêu lấy được 10% thị trường đang bị hai mẫu máy bay Boeing 787 và Airbus 350 chiếm lĩnh.

Trên thực tế, ghi nhận tại Trung Quốc, số lượng máy bay C919 - máy bay dân dụng đầu tiên của Trung Quốc được bán ra đã là 730 chiếc. Phần lớn đơn đặt hàng C919 đến từ các công ty hàng không Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước.

Có thông tin cho rằng các công ty này phần lớn là bị ép mua hàng nội địa ủng hộ và sẵn sàng chọn máy bay khác nếu được lựa chọn.

C919 không phải là một chiếc máy bay đỉnh cao về công nghệ, nhưng ưu thế giá rẻ sẽ giúp nó bắt kịp nhu cầu đi lại bằng hàng không đang bùng nổ ở châu Á và châu Phi.

Mỗi chiếc C919 có thể rẻ hơn 10% so với hai đối thủ là dòng 737 Max của Boeing và A320 của Airbus và điều này đang tạo được lợi thế cạnh tranh.

Đi cùng với việc thúc đẩy bán sản phẩm hàng không dân dụng của Trung Quốc, việc Nga muốn đầu tư chiến lược quảng bá sản phẩm loại này là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, chưa biết tới khi nào mới có thể thấy sản phẩm thực sự.

Theo Huy Vũ

Báo Đất Việt