1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

New Zealand: Núi lửa bất ngờ “tỉnh giấc” sau hơn 100 năm

(Dân trí) - Một núi lửa ở New Zealand đã bất ngờ “thức giấc” hơn 1 thế kỷ ngủ yên, phun trào cột tro bụi cao ngất lên bầu trời, làm gián đoạn các chuyến bay và khiến các tuyến đường quốc lộ phải đóng cửa.

 
Núi lửa Tongariro nằm trên đảo Bắc của New Zealand.

Núi lửa Tongariro nằm trên đảo Bắc của New Zealand.

Núi lửa Tongariro, một trong ba núi lửa nằm ở giữa đảo Bắc, đã phun trào ngay sau giữa đêm 6/8 theo giờ địa phương. Sự bừng tỉnh của ngọn núi lửa cao gần 2.000m đã khiến các nhà địa chấn học bất ngờ.

Đây là lần đầu tiên núi lửa Tongariro phun trào kể từ năm 1897, sau khi bắt đầu hoạt động vào năm 1855.

Người dân trong khu vực cho biết đã nghe thấy những vụ nổ và một đám mây tro bụi bốc lên từ một miệng hố mới ở bên sườn ngọn núi.
 
Núi lửa Tongariro đã ngủ yên hơn 1 thập kỷ qua.
Núi lửa Tongariro đã ngủ yên hơn 1 thập kỷ qua.

“Đất đá đã bị phun ra. Cứ thể sấm, sét và pháo hoa vậy. Cảnh tượng thật ngoạn mục”, David Bennett, một người dân địa phương, cho biết.

Đợt phun nào cho tới nay chưa gây thiệt hại hay thương vong.

Cơ quan phòng vệ dân sự cho biết núi lửa Tongariro không khạc ra những dòng nham thạch nóng nhưng nhả đám mây tro bụi cao tới 6.100m lên bầu trời, khiến hàng chục chuyến bay nội địa bị huỷ.
 
Tro bụi nhuộm xám một khu vực gần núi lửa.
Tro bụi nhuộm xám một khu vực gần núi lửa.

Mặc dù giới chức không đưa ra bất kỳ lệnh sơ tán nào nhưng họ khuyên người dân sống gần khu vực nên ở trong nhà và đóng kín cửa. Đến hôm nay theo giờ địa phương, họ cho biết mối đe doạ trực tiếp đã qua nhưng nói thêm rằng một đợt phun trào mới có thể xảy ra bất kỳ lúc nào tại núi lửa Tongariro.

Các nhà địa chấn học thừa nhận họ đã bị bất ngờ bởi đợt phun trào của Tongariro vì không hoạt động địa chấn nào được ghi nhận tại núi lửa khi nó thức giấc.

Thủ tướng New Zealand John Key nói giới chức đang theo dõi sát sao tình hình.

Hãng hàng không Air New Zealand cho hay đợt phun trào làm gián đoạn các chuyến bay nội địa tới Gisborne, Rotorua, Taupo, Napier và Palmerston North nhưng hầu hết các dịch vụ đã trở lại bình thường vào hôm nay. Các chuyến bay quốc tế không bị ảnh hưởng.
 
Tro bụi tràn ngập một con đường quốc lộ ở đảo Bắc.
Tro bụi tràn ngập một con đường quốc lộ ở đảo Bắc.

Cảnh sát cho biết vài tuyến đường quốc lộ trên đảo Bắc đã bị đóng cửa do tầm nhìn giảm nhưng được mở lại vào sáng nay.

Nhà nghiên cứu núi lửa thuộc Viện khoa học địa chất và hạt nhân New Zealand (GNS Science) Michael Rosenberg cảnh báo rằng hoạt động địa chấn có thể tiếp diễn trong nhiều tuần.

New Zealand nằm trên “Vành đai lửa Thái Bình Dương”, nơi tiếp giáp của các mảng lục địa nên thường xảy ra động đất và núi lửa phun trào.
 
Tro bụi tràn ngập một con đường quốc lộ ở đảo Bắc.
Ông Vic Cassin dùng chổi quét lớp tro bụi phủ kín chiếc xe của ông tại Rangipo gần núi lửa Tongariro.

Một trong những thảm hoạ gây chết người nhiều nhất tại New Zealand xảy ra vào năm 1953, khi tro bụi từ một đợt phun trào của núi lửa Ruapehu, cũng nằm ở giữa đảo Bắc, đã gây sập một cầu đường sắt, khiến một đoàn tàu bị trật bánh, làm 151 người thiệt mạng.

Núi lửa Tarawera trong cùng khu vực đã phun trào vào năm 1886, cướp đi sinh mạng của khoảng 120-150 người.

Xem video:
 

An Bình
Theo AFP