1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Mỹ phải nhờ ai ở châu Á để kiềm chế Trung Quốc bành trướng?

Trong số các đồng minh của Mỹ ở châu Á hiện nay, quốc gia nào là quan trọng nhất với chiến lược xoay trục của Washington hòng kiềm chế Trung Quốc?

Hiện nay Mỹ có ít nhất 3 đồng minh chiến lược tại châu Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines. Trong một bài phân tích dài 1.800 chữ trên báo The Diplomat (Nhật Bản) hôm 7/4, chuyên gia Prashanth Parameswaran cho rằng Philippines hiện là nhân tố thiết yếu trong chiến lược xoay trục về châu Á của Mỹ.

Theo ông Parameswaran, có 3 yếu tố khiến Manila là “chốt bự” nhất trong cái trục xoay của Mỹ.

Thứ nhất, Philippines đang trở thành nơi then chốt cho hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực. Dĩ nhiên, cho dù đã phải rút đi khỏi các căn cứ Philipppines vào năm 1992 sau cuộc bỏ phiếu sít sao tại Thượng Viện nước này, Mỹ vẫn có thể tiếp cận, sử dụng cơ sở của Philippines, kể cả Subic Bay, một căn cứ hải quân Mỹ trước đây.

Thế nhưng, Hiệp định Tăng cường Hợp tác Quốc phòng Mỹ-Phi (EDCA), ký kết tháng vào tháng 4/2014 và được Tòa Án tối cao Philippines tán đồng tháng 1/2016, đã cho phép Washington gia tăng đáng kể sự hiện diện trong vùng Đông Nam Á và Biển Đông. Hiệp định EDCA đã chính thức mở cửa nhiều căn cứ trên đất Philippines cho quân đội và vũ khí Mỹ, một cơ hội hiếm hoi trong một vùng mà nhiều quốc gia, dù bị Trung Quốc chèn ép, vẫn tiếp tục e dè trong việc đón lực lượng Mỹ trên lãnh thổ của mình.

Ngày 18/3, Mỹ và Philippines đã đạt được một thỏa thuận quốc phòng mà theo đó cho phép luân chuyển sự hiện diện quân đội Mỹ tại 5 căn cứ ở Philippines theo như một thỏa thuận an ninh trước đó trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc ở biển Đông.

Thứ hai, ngoài liên minh chặt chẽ truyền thống với Mỹ, Philippines đang trở thành ví dụ điển hình cho tiến trình kết nối chặt chẽ hơn giữa Mỹ và các đồng minh, đối tác của Mỹ trong khu vực. Một ví dụ rất có ý nghĩa là vai trò trung tâm của Philippines trong kế hoạch mang tên Sáng kiến An ninh Hàng hải Đông Nam Á (MSI) do Mỹ đề ra nhằm nâng cao năng lực giám sát trên biển của các nước Đông Nam Á xung quanh Biển Đông, giúp các quốc gia này cải tiến khả năng phát hiện, thông hiểu, xử lý và chia sẻ thông tin về các hoạt động trên không và trên biển ở khu vực.

Cho dù sáng kiến thành lập một mạng lưới giám sát chung ở Biển Đông vẫn còn sơ khai, nhưng ý tưởng được nêu bật trong sáng kiến này chính là dựa trên Trung tâm Giám sát Bờ biển của Philippines, từ đó mở rộng ra phần còn lại trong vùng. Ngay cả trong lãnh vực quân sự, cuộc tập trận Balikatan, có từ 30 năm nay, chủ yếu là song phương Mỹ-Philippines, đã được mở rộng trong vài năm qua để đón nhận Úc từ năm 2014, và 11 quan sát viên trong năm nay, trong đó có Nhật Bản…

Thứ ba, Philippines là một quốc gia có biểu hiện rất tích cực trong việc tôn trọng và phát huy luật lệ quốc tế, trung tâm điểm cho việc gìn giữ trật tự dựa trên luật pháp mà Mỹ thường nhấn mạnh.

Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Philippines hồi tháng 4/2015
Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Philippines hồi tháng 4/2015

The Diplomat dẫn bằng chứng cũ thể trong vấn đề an ninh. Trong lúc nhiều đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực chỉ tuyên bố ủng hộ những nguyên tắc như tự do lưu thông, chấp hành luật quốc tế, giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông, Philippines là nước duy nhất trong các quốc gia tranh chấp ở Đông Nam Á kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài quốc tế mà phán quyết có thể được đưa ra vào tháng 5 hay tháng 7 tới.

Cuối cùng, tác giả bài báo nhận định, Philippines, từ một nước có quân đội yếu nhất Đông Nam Á và một đồng minh thấp kém nhất của Mỹ, nay đã vươn lên thành một nhân tố quan trọng trong chính sách tái cân bằng của Mỹ qua vùng châu Á-Thái Bình Dương.

Theo The Diplomat

PetroTimes