1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Mỹ có thể gửi vũ khí tới miền Đông Ukraine

(Dân trí) - Đặc phái viên mới của Mỹ tại Ukraine đã để ngỏ khả năng Washington sẽ gửi vũ khí tới miền Đông Ukraine, giúp quân đội nước này chiến đấu chống lại các lực lượng đòi độc lập ở khu vực này.


Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thăm vùng Donetsk hồi tháng 6 (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thăm vùng Donetsk hồi tháng 6 (Ảnh: Reuters)

Trong cuộc phỏng vấn với BBC, Đặc phái viên mới của Mỹ tại Ukraine, ông Kurt Volker cho biết Washington đang thúc đẩy việc xem xét khả năng gửi vũ khí hỗ trợ các lực lượng chính phủ Ukraine trong cuộc chiến chống lại lực lượng đòi độc lập ở miền Đông.

Theo ông Volker, điều này có thể làm thay đổi cách tiếp cận của Nga trong vấn đề Ukraine.

Hồi tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ đã hối thúc các bên liên quan thực thi nghiêm túc lệnh ngừng bắn, vốn rất mong manh tại miền Đông Ukraine.

“Các vũ khí sẽ giúp quân chính phủ Ukraine tự phòng vệ. Ví dụ như xe tăng sẽ giúp Ukraine ngăn cản Nga các mối đe dọa từ phía Nga”, ông Kurt Volker cho hay.

Đặc phái viên Kurt Volker từ chối dự đoán về tình hình tại miền Đông Ukraine, đồng thời nhấn mạnh vấn đề này cần được đưa ra thảo luận thêm. Theo ông Volker, để đạt được hòa bình tại khu vực này, cần phải có cái mà ông gọi là “chiến lược đối thoại mới với Nga”.

Ông Volker cũng khẳng định cuộc chiến ở miền Đông Ukraine là một “cuộc chiến tranh nóng” chứ không phải chiến tranh lạnh và cần phải kết thúc nó nhanh nhất có thể.

Ông Kurt Volker lại cựu đại diện thường trực của Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và mới được bổ nhiệm vị trí mới hồi đầu tháng này. Ông Volker từng đề xuất phương án cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine nhưng ý tưởng này đã bị chính quyền cựuTổng thống Barack Obama bác bỏ.


Phe đòi độc lập hiển kiểm soát miền đông Ukraine (khu vực màu vàng)

Phe đòi độc lập hiển kiểm soát miền đông Ukraine (khu vực màu vàng)

Việc bổ nhiệm ông Volker làm đặc phái viên tại Ukraine được kì vọng sẽ mang lại hướng đi mới, một sự thay đổi tích cực hơn cho cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. Trong một thời gian dưới sự giám sát của nhóm Bộ Tứ Normandy, tình hình ở khu vực này vẫn chưa đạt được bước tiến vượt bậc.

Thỏa thuận hòa bình Minsk đã được các bên kí kết từ tháng 2/2015, nhưng các điều khoản trong thỏa thuận này vẫn chưa được các bên thực thi đầy đủ.

Tuần trước, quân đội Ukraine cho biết đã có 5 binh sĩ thiệt mạng trong một vụ ném bom ở khu vực Donetsk do lực lượng đòi độc lập kiểm soát.

Theo Liên Hợp Quốc, kể từ khi cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine nổ ra tháng 4/2014, hơn 10.000 người đã thiệt mạng và 1,6 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Nhật Minh

Theo BBC