1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Lực lượng quân đội Mỹ tại “chảo lửa” Syria

(Dân trí) - Khởi đầu là một cuộc xung đột trong nội bộ Syria giữa những người ủng hộ và chống đối Tổng thống Bashar al-Assad từ năm 2011, cuộc nội chiến tại Syria đến nay đã trở thành cuộc chiến “quốc tế hóa” của nhiều phe nhóm với sự hỗ trợ của các nước trong và ngoài khu vực dưới danh nghĩa chống khủng bố, trong đó có quân đội Mỹ và lực lượng liên quân quốc tế do Washington dẫn đầu.

Washington Post hồi tháng 3 dẫn lời giới chức quốc phòng Mỹ cho biết quân đội nước này đang lên kế hoạch triển khai thêm 1.000 quân tới phía bắc Syria trong thời gian tới để mở rộng sự hiện diện của Mỹ tại quốc gia Trung Đông trước khi tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào thành phố Raqqa, thủ phủ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), tại Syria. Trong ảnh: Các binh lính Mỹ tại khu vực phía bắc thành phố Raqqa ngày 6/11/2016.
Washington Post hồi tháng 3 dẫn lời giới chức quốc phòng Mỹ cho biết quân đội nước này đang lên kế hoạch triển khai thêm 1.000 quân tới phía bắc Syria trong thời gian tới để mở rộng sự hiện diện của Mỹ tại quốc gia Trung Đông trước khi tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào thành phố Raqqa, thủ phủ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), tại Syria. Trong ảnh: Các binh lính Mỹ tại khu vực phía bắc thành phố Raqqa ngày 6/11/2016.

Hiện số binh lính Mỹ tham chiến tại Syria khoảng từ 800-900 người. Nếu kế hoạch bổ sung 1.000 quân được Tổng thống Donald Trump và Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis thông qua thì lực lượng Mỹ tại Syria sẽ tăng gấp đôi về số lượng và đánh dấu bước tiến mới của quân đội Mỹ trong việc tăng cường sự hiện diện trên thực tế nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống IS tại Syria. Trong ảnh: Một lính Mỹ đứng quan sát gần một xe quân sự ở Raqqa, Syria ngày 6/11/2016.
Hiện số binh lính Mỹ tham chiến tại Syria khoảng từ 800-900 người. Nếu kế hoạch bổ sung 1.000 quân được Tổng thống Donald Trump và Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis thông qua thì lực lượng Mỹ tại Syria sẽ tăng gấp đôi về số lượng và đánh dấu bước tiến mới của quân đội Mỹ trong việc tăng cường sự hiện diện trên thực tế nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống IS tại Syria. Trong ảnh: Một lính Mỹ đứng quan sát gần một xe quân sự ở Raqqa, Syria ngày 6/11/2016.

Ngay sau khi đắc cử, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố muốn tiêu diệt IS nhanh chóng và yêu cầu Lầu Năm Góc lập kế hoạch để đạt được mục tiêu này. Trong ảnh: Lính Mỹ lái xe trên con đường nối thị trấn al-Rai tới thành phố Azaz ở khu vực phía bắc thành phố Aleppo, Syria ngày 4/10/2016.
Ngay sau khi đắc cử, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố muốn tiêu diệt IS nhanh chóng và yêu cầu Lầu Năm Góc lập kế hoạch để đạt được mục tiêu này. Trong ảnh: Lính Mỹ lái xe trên con đường nối thị trấn al-Rai tới thành phố Azaz ở khu vực phía bắc thành phố Aleppo, Syria ngày 4/10/2016.


Một máy bay của lực lượng liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu bay gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria ngày 15/10/2014. Mới đây, Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 30/4 xác nhận, ít nhất 352 dân thường đã thiệt mạng trong cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu tại Syria và Iraq nhằm vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) kể từ khi hoạt động không kích này bắt đầu vào năm 2014.

Một máy bay của lực lượng liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu bay gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria ngày 15/10/2014. Mới đây, Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 30/4 xác nhận, ít nhất 352 dân thường đã thiệt mạng trong cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu tại Syria và Iraq nhằm vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) kể từ khi hoạt động không kích này bắt đầu vào năm 2014.

Cuộc không kích nhằm vào căn cứ không quân Shayrat hồi đầu tháng 4 là một trong những động thái quân sự mạnh nhất của Mỹ trong cuộc chiến tại “chảo lửa” Syria, cho thấy quyết tâm của Washington trong nỗ lực tái thiết nền hòa bình ở quốc gia Trung Đông này. Trong ảnh: Các tay súng người Kurd thuộc Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) trò chuyện cùng các binh lính Mỹ ở thị trấn Darbasiya của Syria, gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ ngày 29/4.
Cuộc không kích nhằm vào căn cứ không quân Shayrat hồi đầu tháng 4 là một trong những động thái quân sự mạnh nhất của Mỹ trong cuộc chiến tại “chảo lửa” Syria, cho thấy quyết tâm của Washington trong nỗ lực tái thiết nền hòa bình ở quốc gia Trung Đông này. Trong ảnh: Các tay súng người Kurd thuộc Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) trò chuyện cùng các binh lính Mỹ ở thị trấn Darbasiya của Syria, gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ ngày 29/4.

Nếu không tính tới các lực lượng quân đội nước ngoài đang tham chiến tại Syria, có 4 lực lượng chính đang tranh giành ảnh hưởng tại quốc gia này gồm: lực lượng người Kurd, tổ chức IS, các phe nhóm đối lập (như Jaish al Fateh) và quân đội chính quyền Tổng thống Assad. Bất chấp nỗ lực của các bên, trong đó có Nga và Mỹ với vai trò bảo trợ, những thỏa thuận ngừng bắn tại Syria đều không đạt hiệu quả. Kết quả là các cuộc giao tranh, đánh bom hay không kích vẫn tiếp diễn hàng ngày tại Syria.
Nếu không tính tới các lực lượng quân đội nước ngoài đang tham chiến tại Syria, có 4 lực lượng chính đang tranh giành ảnh hưởng tại quốc gia này gồm: lực lượng người Kurd, tổ chức IS, các phe nhóm đối lập (như Jaish al Fateh) và quân đội chính quyền Tổng thống Assad. Bất chấp nỗ lực của các bên, trong đó có Nga và Mỹ với vai trò bảo trợ, những thỏa thuận ngừng bắn tại Syria đều không đạt hiệu quả. Kết quả là các cuộc giao tranh, đánh bom hay không kích vẫn tiếp diễn hàng ngày tại Syria.

Theo CNN, tính đến tháng 3/2017, cuộc chiến tàn khốc tại Syria đã khiến hơn 5 triệu người Syria phải rời bỏ đất nước và khoảng 6,3 triệu người mất nhà cửa. Ngoài ra, tính từ khi cuộc nội chiến xảy ra từ năm 2011 đến nay, ước tính có khoảng 400.000 người Syria thiệt mạng và hàng triệu người khác bị thương. Trong ảnh: Một người đàn ông địa phương tại thị trấn Darbasiya của Syria, nằm gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, đứng cạnh một xe quân sự của Mỹ hồi tháng 4.
Theo CNN, tính đến tháng 3/2017, cuộc chiến tàn khốc tại Syria đã khiến hơn 5 triệu người Syria phải rời bỏ đất nước và khoảng 6,3 triệu người mất nhà cửa. Ngoài ra, tính từ khi cuộc nội chiến xảy ra từ năm 2011 đến nay, ước tính có khoảng 400.000 người Syria thiệt mạng và hàng triệu người khác bị thương. Trong ảnh: Một người đàn ông địa phương tại thị trấn Darbasiya của Syria, nằm gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, đứng cạnh một xe quân sự của Mỹ hồi tháng 4.

Các binh lính Mỹ xuất hiện tại trụ sở của Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) sau khi khu vực này bị tấn công trong các cuộc không kích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Mount Karachok, gần Malikiya, Syria hôm 25/4. Trước đó, máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ đã dội bom xuống vị trí trụ sở đầu não của YPG tại Mount Karajukh khiến ít nhất 20 người thiệt mạng đồng thời gây thiệt hại nặng nề về cơ sở vật chất.
Các binh lính Mỹ xuất hiện tại trụ sở của Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) sau khi khu vực này bị tấn công trong các cuộc không kích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Mount Karachok, gần Malikiya, Syria hôm 25/4. Trước đó, máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ đã dội bom xuống vị trí trụ sở đầu não của YPG tại Mount Karajukh khiến ít nhất 20 người thiệt mạng đồng thời gây thiệt hại nặng nề về cơ sở vật chất.

Một chỉ huy của lực lượng quân đội Mỹ (phải) và một chỉ huy của Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) (giữa) cùng nhau thị sát khu vực bị tàn phá sau cuộc không kích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Mount Karajukh, Syria hôm 25/4.
Một chỉ huy của lực lượng quân đội Mỹ (phải) và một chỉ huy của Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) (giữa) cùng nhau thị sát khu vực bị tàn phá sau cuộc không kích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Mount Karajukh, Syria hôm 25/4.

Cuộc xung đột tại Syria đã bước sang năm thứ 6 và đang tàn phá đất nước cũng như đẩy người dân nước này vào tình cảnh khốn cùng. Trong khi đó, các bên tham gia vào cuộc chiến vẫn đang theo đuổi những toan tính riêng của mình tại khu vực này. Trong ảnh: Các phương tiện quân sự của Mỹ di chuyển ở phía bắc thành phố Manbij, Syria ngày 9/3.
Cuộc xung đột tại Syria đã bước sang năm thứ 6 và đang tàn phá đất nước cũng như đẩy người dân nước này vào tình cảnh khốn cùng. Trong khi đó, các bên tham gia vào cuộc chiến vẫn đang theo đuổi những toan tính riêng của mình tại khu vực này. Trong ảnh: Các phương tiện quân sự của Mỹ di chuyển ở phía bắc thành phố Manbij, Syria ngày 9/3.

Cho đến nay, cuộc nội chiến tại Syria đã trở thành cuộc chiến “quốc tế hóa” của nhiều phe nhóm với sự hỗ trợ của các nước trong và ngoài khu vực. Chính vì sự phức tạp đó nên khó có thể tìm ra giải pháp chấm dứt cuộc chiến này trong thời gian ngắn. Trong ảnh: Lính Mỹ tập trung tại khu vực thành phố Raqqa, thủ phủ của IS tại Syria, ngày 6/11/2016.
Cho đến nay, cuộc nội chiến tại Syria đã trở thành cuộc chiến “quốc tế hóa” của nhiều phe nhóm với sự hỗ trợ của các nước trong và ngoài khu vực. Chính vì sự phức tạp đó nên khó có thể tìm ra giải pháp chấm dứt cuộc chiến này trong thời gian ngắn. Trong ảnh: Lính Mỹ tập trung tại khu vực thành phố Raqqa, thủ phủ của IS tại Syria, ngày 6/11/2016.

Thành Đạt

Ảnh: Reuters