1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Lật lại hồ sơ những kẻ lừa đảo khét tiếng nhất mọi thời đại (1)

(Dân trí) - Lịch sử thế giới đã chứng kiến không biết bao nhiêu vụ lừa đảo với muôn hình vạn trạng. Sau mỗi vụ, mọi người lại không khỏi ngỡ ngàng trước sự táo bạo và khả năng lừa đảo đến siêu phàm của những kẻ phạm tội.

Lật lại hồ sơ những kẻ lừa đảo két tiếng nhất sẽ đem đến cho chúng ta một góc nhìn hoàn toàn mới về những “thiên tài” không được đặt đúng chỗ này.

 

1. George Psalmanazar (1679-1763) - Người Formosan đầu tiên đến châu Âu

  

Lật lại hồ sơ những kẻ lừa đảo khét tiếng nhất mọi thời đại (1) - 1

 

George Psalmanazar được mệnh danh là kẻ nói dối tài năng nhất từ trước đến nay. Y đã mê hoặc cả nước Anh trong một thời gian dài với những câu chuyện bịa đặt vô cùng hấp dẫn.

 

Psalmanazar tự nhận mình là người đến từ một vùng đất bí ẩn, lần đầu tiên đặt chân đến châu Âu. Y có thể nói một thứ tiếng không ai biết, ăn mặc những kiểu quần áo chẳng giống ai và thực hành những nghi thức kỳ dị,… nhưng có điều lạ là y có vẻ bề ngoài rất giống với người châu Âu.

 

Psalmanazar luôn quả quyết rằng mình đến từ hòn đảo Formosan xa xôi, nơi trước đây y bị một bộ lạc bản địa bắt làm tù binh, và kể lại rất tỉ mỉ về nhưng phong tục tập quán kỳ lạ ở dó.

 

Lật lại hồ sơ những kẻ lừa đảo khét tiếng nhất mọi thời đại (1) - 2

 

Trình độ nói dối của Psalmanazar thành công đến mức y còn tự viết thành sách mô tả lại khá cụ thể hòn đảo kỳ lạ này. Theo cuốn sách “Mô tả về lịch sử và địa lý đảo Formosan” mà y đã cho xuất bản, những người đàn ông trên đảo không mặc quần áo mà lúc nào cũng “trần như nhộng” với món ăn yêu thích của họ là rắn.

 

Ngoài ra, y còn đi nhiều nơi để thuyết trình về lịch sử và ngôn ngữ của vùng đất kỳ lạ do chính y bịa ra, thậm chí còn dịch các tác phẩm văn học không hề có thực của vùng đất hư cấu ấy.

 

Trò bịp bợm chỉ kết thúc vào năm 1706 khi bản thân Psalmanazar cảm thấy quá mệt mỏi với vở kịch “tự biên tự diễn” của mình và thú thật với bạn bè.

 

2. Mary Baker - Công chúa Caraboo bị bắt cóc

 

Lật lại hồ sơ những kẻ lừa đảo khét tiếng nhất mọi thời đại (1) - 3

 

Gần giống với trường hợp của George Psalmanazar, “nữ quái” Mary Baker đã mê hoặc mọi người xung quanh bằng cách đóng vai đóng vai công chúa Caraboo bị bọn cướp biển bắt cóc từ một hòn đảo trên ấn Độ Dương.

 

Chuyện kể rằng, vào năm 1817, một người thợ đóng giày ở Anh, bắt gặp một thiếu nữ bị lạc đường trong bộ trang phục hết sức lạ lùng và đẹp mắt. Cô gái này nói thứ tiếng mà không một ai hiểu được. Người dân địa phương đã phải nhờ đến không biết bao nhiêu người nước ngoài khác nhau để cố gắng hiểu được cô gái đó đang nói gì. Rất may, cuối cùng cũng có một thủy thủ người Bồ Đào Nha hiểu được phần nào câu chuyện của cô gái. Cô ta nói rằng mình là công chúa Caraboo đến từ hòn đảo Javasu thuộc Ấn Độ Dương.

 

Cô bị bọn cướp biển bắt cóc nhưng đã may mắn trốn thoát được khi thuyền đi qua kênh Bristol rồi bơi vào bờ. Trong suốt 10 tuần sau đó, cô công chúa kỳ lạ này luôn là đề tài yêu thích trong những câu chuyện của người dân địa phương. Cô sử dụng cung tên rất thành thạo, leo trèo cây rất giỏi, hát bằng thứ ngôn ngữ kỳ lạ và cầu nguyện chúa trời mà cô gọi là Allah Tahhah.

  

Lật lại hồ sơ những kẻ lừa đảo khét tiếng nhất mọi thời đại (1) - 4

 

Thế nhưng, sự thật cuối cùng cũng được phơi bày. Cô công chúa Caraboo hóa ra chỉ là con gái của người thợ đóng giày tên là Mary Baker đến từ Devon. Cô công chúa tự xưng này từng là một hầu gái làm việc tại nhiều cung điện trên khắp nước Anh. Ả tự sáng tác ra thứ ngôn ngữ kỳ quái chỉ có trong tưởng tượng và khéo léo biến nó thành một câu chuyện như thật. Đặc biệt “Công chúa Caraboo” còn công du đến cả Mỹ, Pháp và Tây Ban Nha mặc dầu không gặt hái được nhiều thành công như ở Anh.

 

Câu chuyện của ả là nguồn cảm hứng sáng tác của nhà viết kịch John Wells khi ông này làm bộ phim Công chúa Caraboo năm 1994.

 

3. Wilhelm Voigt (1849-1922) - viên đại úy vùng Köpenick

 

Lật lại hồ sơ những kẻ lừa đảo khét tiếng nhất mọi thời đại (1) - 5

 

Wilhelm Voigt được ghi nhận là một kẻ lừa đảo táo bạo, một tên cướp liều lĩnh, khét tiếng bậc nhất trong lịch sử nước Đức. Voigt đã từng đóng nhiều vai để lừa đảo, nhưng thành công và nổi tiếng nhất phải kể đến vai y đóng giả một viên đại úy vào năm 1906.

 

Ngay từ nhỏ, Wilhelm Voigt đã nổi tiếng về trộm cắp. Khi mới 14 tuổi, y đã bị bắt giam 14 ngày vì tội ăn cắp. Từ năm 1864 đến năm 1891, y còn bị bắt giam thêm 4 lần vì tội trộm cắp và 2 lần vì tội làm giả giấy tờ.

 

Phi vụ lớn nhất và thành công nhất mà y đã từng thực hiện bắt đầu vào năm 1906. Voigt mua một một bộ quân phục đại úy đã sử dụng ở Köpenick rồi đến các đơn vị quân đội đóng ở gần đó. Ngày 16/10/1906, trên đường đi, Voigt tình cờ gặp 2 tiểu đội lính cảnh vệ. Y giơ ra một một mệnh lệnh khẩn cấp do y tự làm ra, trong đó có viết rằng y có quyền trưng dụng bất kỳ đơn vị quân đội nào để điều động đi làm nhiệm vụ đặc biệt.

 

Nhóm lính này tin là thật và nghe lệnh chỉ huy của Voigt tiến về thành phố Köpenick bằng đường sắt. Khi đến Köpenick, y cấp cho mỗi người một khoản tiền nho nhỏ để động viên rồi ra lệnh đánh chiến Tòa thị chính của thành phố (khi đó Köpenick là một thành phố trự trị). Do bất ngờ, Voigt và nhóm lính của mình nhanh chóng giành được kiềm quyển soát cơ quan đầu não của thành phố. Y liền ra lệnh bắt giam Thị trưởng thành phố, trưởng phòng thu ngân, phong tỏa các tuyến đường ra vào thành phố và hệ thông tin liên lạc với Berlin. Tiếp đó y ra lệnh trưng dụng toàn bộ các khoản tiền của thành phố với tổng giá trị lên đến 4.000 mác.

  

Lật lại hồ sơ những kẻ lừa đảo khét tiếng nhất mọi thời đại (1) - 6

 

Sau khi ôm trọn số tiền đã cướp được trong tay, Voigt tiếp trục ra lệnh cho lính của mình giữ nguyên vị trí trong vòng 1 tiếng rưỡi, còn y thì chạy ra ga tàu hỏa rồi chốn mất tăm.

 

Nhưng cuối cùng Voigt cũng bị bắt và bị kết án 4 năm tù giam vì tội tấn công vũ trang và cướp tiền.

 

Năm 1908, y được thả tự do trước thời hạn theo một chỉ thị đặc biệt của Hoàng đế Đức.

 

4. Cassie Chadwick (1857-1907) - “Đứa con” ngoài giá thú của Andrew Carnegie

 

Lật lại hồ sơ những kẻ lừa đảo khét tiếng nhất mọi thời đại (1) - 7

 

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Cassie Chadwick được coi là một cái tên đình đám, nổi tiếng với những vụ lừa đảo ngân hàng trị giá lên đến hàng triệu USD.

 

Thị có tên thật là Elizabeth Bigley sinh tại Eastwood, Ontario (Canada). Ngay từ hồi nhỏ Elizabeth đã tham gia vào nhiều hoạt động phạm pháp và bị bắt lần đầu tiên khi mới 22 tuổi vì tội làm giả séc ngân hàng. Nhưng sau đó ít lâu, thị được phóng thích do giả bị mắc bệnh thần kinh.

 

Năm 1882, Elizabeth kết hôn với Wallace Springsteen. Tuy nhiên, chỉ 11 ngày sau khi kết hôn, người này đã bỏ Elizabeth khi phát hiện ra quá khứ đen tối của thị.

 

Năm 1886, thị trở thành thầy bói với cái tên Lydia Scott, nhưng sau đó 1 năm lại chuyển thành Madame Lydia DeVere để thêm phần huyền bí.

 

Năm 1889, Elizabeth lại tiếp tục làm séc giả, bị bắt và bị tuyên án 9 năm rưỡi tù giam ở nhà tù Toledo, Ohio. Chỉ 4 năm sau thị được tha bỏng và trở lại Cleveland với tên là "Mrs. Hoover" rồi mở một nhà chứa ở ngoại ô thành phố.

 

Năm 1897, thị kết hôn với Leroy Chadwick, một người không hay biết chút nào về quá khứ của thị mà chỉ bị vẻ đẹp cuốn hút làm mờ mắt. Năm 1900, khi nước Mỹ mở cuộc điều tra dân số, thị liền thay đổi lý lịch và trở thành con người mới với cái tên Cassie Chadwick sinh ngày 3/2/1862 ở Pennsylvania.

 

Ngay sau khi kết hôn với Leroy Chadwick, Cassie bắt tay vào vụ lừa đảo lớn nhất và thành công nhất của mình bằng cách tự nhận mình là con ngoài giá thú của Andrew Carnegie, một thương nhân nổi tiếng - người có công thành lập ra người có công thành lập nên tập đoàn Carnegie New York, tổ chức Carnegie vì Hòa bình, trường đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh.

 

Lật lại hồ sơ những kẻ lừa đảo khét tiếng nhất mọi thời đại (1) - 8

 

Trong suốt 8 năm liền, bằng nhiều thủ đoạn, nhất là dưới bình phong chắc chắn như vậy, thị đã thực hiện nhiều khoản vay ngân hàng với tổng trị giá lên đến 20 triệu USD.

 

Ngày 2/11/1904, vụ lừa đảo của thị phát giác khi Ngân hàng H. B. Newton, chi nhánh Boston đệ đơn kiện. Cassie bị bắt ngay tại căn hộ của mình ở khách sạn Breslin lúc đó thị còn đeo một chiếc thắt lưng trong đó chứa 100.000 USD. Tại thời điểm bị bắt, tổng các khoản nợ của Cassie lên đến gần 5 triệu USD.

 

Ngày 10/3/1905, một tòa án ở Cleveland tuyên án Cassie Chadwick 14 năm tù giam và phạt 70.000 USD vì tội lừa đảo.

 

Anh Nguyễn

Tổng hợp