1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Đức chống Mỹ vì Nord Stream-2: Lộ diện thủ lĩnh châu Âu?

Ukraine đã yêu cầu Mỹ trừng phạt những đối tượng tham gia dự án “Dòng chảy phương Bắc-2” (Nord Stream 2) gồm Nga và Liên minh châu Âu (EU).

Ukraine đề nghị Mỹ trừng phạt các đối tượng tham gia “Dòng chảy phương Bắc-2"

Giới phân tích Nga đã bình luận về việc Tập đoàn Naftogaz của Ukraine đã yêu cầu Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại tất cả những thành viên tham gia dự án “Dòng chảy phương Bắc-2" (Nord Stream-2) rằng: "Dòng chảy phương Bắc-2" không do Mỹ quyết định.

Hôm 20/6, người đứng đầu Naftogaz là ông Andrei Kobolev đã đề nghị Hoa Kỳ trừng phạt những công ty có kế hoạch tham gia đề án "Dòng chảy phương Bắc-2", bởi theo lời ông ta, việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt "đe dọa sự thống nhất của châu Âu" và Ukraine.

"Chúng tôi khuyên Mỹ nên mở rộng lệnh trừng phạt đối với tất cả các công ty có khả năng tham gia vào dự án này càng sớm càng tốt" - tạp chí The Wall Street Journal dẫn lời Tổng giám đốc Naftogaz nói trong cuộc phỏng vấn với tạp chí.

Theo ông Kobolev, tuyến đường ống dẫn khí đốt có lợi lớn cho Nga đồng thời tạo ra sự rủi ro cho Ukraine và đe dọa sự thống nhất của châu Âu. Tất cả các đánh giá độc lập đều cho thấy đường ống này đi ngược lại lợi ích của Mỹ. Nó cũng trái với các nguyên tắc liên kết ở châu Âu.

Theo thông báo của The Wall Street Journal, đề án xây dựng "Dòng chảy phương Bắc-2" bao hàm việc xây dựng hai nhánh đường ống dẫn khí đốt từ bờ biển Nga qua biển Baltic đến Đức. Tổng công suất sẽ là 55 tỷ mét khối mỗi năm, dự kiến là đường ống sẽ hoạt động vào khoảng năm 2019.

Để thực hiện đề án, các bên liên danh đã thành lập công ty Nord Stream 2 AF và hồi tháng 4 đã ký thỏa thuận về tài trợ cho đề án từ Shell (Anh - Hà Lan), OMV (Áo), Engie (Pháp), Uniper và Wintershall (cả hai đều của Đức). Đến tháng 6, các đối tác đã chuyển vào tài khoản của công ty hơn 1 tỷ euro.

Trước đó, đảng Cộng hòa chiếm đa số trong Hạ viện Hoa Kỳ đã chống lại việc bỏ phiếu dự luật trừng phạt Nga, bất chấp việc nó đã Thượng viện thông qua. Có một mục riêng biệt trong văn kiện dự thảo luật giải thích ý định của Mỹ "phản đối việc xây dựng đường ống "Dòng chảy phương Bắc-2".

Những biện pháp trừng phạt mới có liên quan đến Nord Stream-2 đã khơi lên sự bất mãn của các nước trong Liên minh châu Âu. Thủ tướng Áo và Ngoại trưởng Đức phát biểu rằng, trong dự luật của Mỹ hàm chứa mối đe dọa với nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu.

Đức và Ủy ban châu Âu sẽ vẫn ủng hộ dự án?

Chuyên gia phân tích cao cấp của công ty đầu tư Alpari là ông Roman Tkachuk cho rằng, việc một số quốc gia, trong đó có Ukraine đề đạt lên Ủy ban châu Âu rằng dự án "Dòng chảy phương Bắc-2" sẽ dẫn đến sự phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt của Nga, là điều hoàn toàn dễ hiểu.


Ukraine đề nghị Mỹ trừng phạt các công ty châu Âu tham gia Dòng chảy phương Bắc-2 của Nga

Ukraine đề nghị Mỹ trừng phạt các công ty châu Âu tham gia "Dòng chảy phương Bắc-2" của Nga

Ở miền Nam châu Âu, đóng vai trò tương tự "Dòng chảy phương Bắc-2" là "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ", với công suất vận hành 15,75 tỷ mét khối khí đốt mỗi đường ống một năm. Như vậy, số lượng các đường ống dẫn gas sẽ tăng gấp đôi, điều đó sẽ không còn hy vọng cho Ukraine duy trì được vị thế của mình trong vận chuyển khí đốt.

Thu nhập của Ukraine từ vận chuyển quá cảnh khí đốt của Nga sang châu Âu, theo đánh giá của chính quyền Kiev là khoảng 10% ngân sách quốc gia. Việc đánh mất của nguồn thu nhập này và những ưu đãi khác về giá khí đốt đối với nền kinh tế Ukraine sẽ là một vấn đề lớn.

Với vị thế quan trọng của Ukraine trong ván cờ chống Nga, hoàn toàn có thể xảy ra việc Mỹ có thể “chiều” chính quyền Kiev để áp đặt biện pháp trừng phạt đối với những công ty châu Âu tham gia dự án này, tuy nhiên, vị trí của Washington trong dự án này không phải là quá quan trọng.

Đối với dự án "Dòng chảy phương Bắc-2" điều quan trọng đầu tiên không phải là quyết định của Mỹ, mà là của châu Âu, đặc biệt là Ủy ban châu Âu. Nói cách khác, Mỹ có thể áp đặt lệnh trừng phạt với tất cả các công ty đang tham gia vào Nord Stream-2, nhưng Đức đang thực hiện dự án này thì họ sẽ tiếp tục thực hiện và tài trợ.

Đức là nước tiếp nhận đầu tiên dòng chảy khí đốt và các công ty Đức là cổ đông lớn nên Berlin sẽ ủng hộ dự án này. Điều này xuất phát từ 2 nguyên nhân chính: Một là, những lợi ích kinh tế mà Ukraine mất đi thì Đức sẽ được hưởng; Hai là sau khi dự án được hoàn tất, Đức sẽ trở thành một trung tâm khí đốt ở châu Âu, họ sẽ kiểm soát và phân phối lại các dòng khí đốt và đó là vị trí có lợi cho vai trò thủ lĩnh châu Âu của Đức.

Ông Tkachuk nói rằng, hiện Ủy ban châu Âu chưa có quyết định chính thức nào nhưng có thể họ sẽ đứng về phía Berlin trong vấn đề này. Từ trước đến nay, Ủy ban châu Âu thường ủng hộ Đức như là đầu tàu của nền kinh tế châu Âu. Do đó, họ sẽ không lùi bước trước lệnh trừng phạt của Mỹ.

Theo Huy Bình

Báo Đất việt