1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Đối phó với tàu ngầm Trung Quốc chỉ là chuyện nhỏ với Mỹ

Theo tốc độ trang bị của Trung Quốc, đến năm 2030, Hải quân nước bày có khoảng gần 100 chiếc tàu ngầm, nhiều gần gấp đôi so với Mỹ.

Tốc độ chóng mặt

Số lượng tàu ngầm của Trung Quốc được Mỹ nói đến trong bản báo cáo "Trung Quốc hiện đại hóa hải quân: Ảnh hưởng đối với hải quân Mỹ" vừa được Quốc hội Mỹ đưa ra, các chuyên gia Mỹ và những người biên soạn báo cáo dự đoán hiện nay Trung Quốc có từ 66 - 75 chiếc tàu ngầm.

Theo nhận định này, đến trước năm 2020, số lượng tàu ngầm của Trung Quốc có thể dao động trong khoảng từ 69 - 78 chiếc; trước năm 2026, số tàu ngầm của Trung Quốc dự kiến từ 72 - 81 chiếc.

Randy Forbes, người phụ trách văn phòng thông tin của Chủ tịch Tiểu ban Vấn đề hải quân thuộc Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ dự đoán tới trước năm 2030, Trung Quốc có thể có 99 chiếc tàu ngầm.

Cùng thời gian, Mỹ chỉ còn 53 chiếc tàu ngầm, giảm 8 chiếc so với thời điểm trước năm 2026. Điều đó có nghĩa người ta có lý do để lo ngại Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế so với Mỹ về mặt số lượng tàu ngầm.

Không chỉ được Mỹ đánh giá cáo về tốc độ phát triển tàu ngầm, vừa qua, trang Bình luận Quân sự Nga cho biết, so với các thành viên thường trực khác của HĐBA Liên Hợp Quốc, Trung Quốc triển khai đóng tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược khá muộn, nhưng phát triển rất nhanh chóng, dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt trình độ hiện tại của lực lượng hạt nhân trên biển Hải quân Nga.

Dù cả Mỹ và Nga đều có cái nhìn khá lạc quan về trình độ phát triển tàu ngầm của Trung Quốc, tuy nhiên theo phân tích của các chuyên gia, lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc khá lạc hậu và quá ồn ào khi hoạt động.

Trong khi toàn bộ đội tàu ngầm của Mỹ đều chạy bằng năng lượng hạt nhân, số tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc trong kịch bản tốt nhất mới chỉ chiếm 50%.

Tàu ngầm hạt nhân Type 094.
Tàu ngầm hạt nhân Type 094.

Khó sống nếu Mỹ tấn công

Liên quan đến tàu ngầm Trung Quốc, hồi năm 2015, kênh truyền hình CCTV cho biết, một tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Trung Quốc đã trải qua 2 tháng thực hiện sứ mệnh hộ tống trong vùng biển bị hải tặc hoành hành tại Vịnh Aden và đã trở về căn cứ ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.

Dù nguồn tin không nói rõ chiếc tàu ngầm thuộc loại nào nhưng một số cảnh quay cho thấy đó dường như là một phiên bản nâng cấp của tàu ngầm Type 091 thuộc lớp Hán. Theo nhà phân tích hải quân Bỉ Frederik Van Lokeren, tàu ngầm Type 091 “không có giá trị chiến đấu và chỉ có thể được sử dụng cho các mục đích đào tạo”.

Việc tàu ngầm Type 091 bị đặt lên "bàn cân" không phải là chuyện lạ, bởi trước đó tàu ngầm hạt nhân tiên tiến bậc nhất của Trung Quốc Type 094 cũng được phương Tây "mổ xẻ" và chỉ ra hàng loạt tử huyệt của lớp tàu này.

Tạp chí “Kanwa Defense Review” hồi đầu năm 2014 đã dành sự quan tâm đến tàu ngầm hạt nhân Type 094 của Trung Quốc với bài viết có nhan đề “Từ thiết kế của tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 để xem xét tên lửa hạt nhân JL-2”.

Bài báo cho biết, khi bàn về đặc điểm thiết kế và vấn đề tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân Type 094, các học giả, chuyên gia công nghệ Mỹ-Âu cho rằng, mặc dù chưa xem xét tiếng ồn lớn hơn của lò phản ứng, Type 094 vẫn là tàu ngầm hạt nhân trong vịnh Bột Hải (căn cứ chính của tàu Type 094), một khi rời khỏi bờ biển, rất dễ bị hệ thống phát hiện chống tàu ngầm của Mỹ và châu Âu thám thính được.

Theo bài báo, khoang tên lửa dạng hình học phẳng cỡ lớn của tàu ngầm hạt nhân Type 094 có khiếm khuyết rõ ràng, lực cản sinh ra khi chạy trên biển đã gây ra tiếng ồn chuyển động, khả năng tàng hình khi chạy dưới/trên mặt nước cũng kém so với yêu cầu của tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới của Mỹ, Nga.

Khi hoạt động trên mặt biển, đặc điểm từ tính sẽ lớn hơn tàu ngầm hạt nhân chiến lược kiểu mới của Mỹ, Nga (tàu ngầm Mỹ, Nga được dung hòa ở thân tàu), dễ dàng bị thiết bị dò từ tính của máy bay chống ngầm không quá hiện đại P-3C phát hiện được.

Tạp chí Kanwa cho biết, thiết kế của Type 094 rất giống với thiết kế của Type 092, tuy thời gian thiết kế của hai loại này cách nhau gần 20 năm, đặc biệt là khoang phóng tên lửa cao vút, rất nhiều lỗ thoát nước.

Kanwa suy đoán, điều này có thể có liên quan đến hình dạng của tên lửa JL, đồng thời cho rằng tên lửa đạn đạo phiên bản hải quân của Trung Quốc vẫn lạc hậu so với Mỹ, Nga trên các phương diện kiểm soát điện tử, thể tích động cơ, kết cấu nhiên liệu.

Căn cứ vào số liệu của Kanwa, JL-2 có chiều dài gần 13 m, chiều dài của tên lửa phóng ngầm Bulava (tầm phóng gần 10.000 km) là 11,5 m, chiều dài ống phóng tên lửa là 12,1 m.

Kanwa suy đoán, JL-2 được nghiên cứu phát triển trên nền tảng DF-31 (tầm phóng 8.000 km), trong khi đó so với tên lửa chiến lược phiên bản hải quân cùng loại, tên lửa chiến lược phiên bản hải quân có tầm phóng tối đa thấp hơn 15-20%, vì vậy tầm phóng của JL-2 có thể là khoảng 6.400-6.800 km.

Vì vậy, mặc dù 094/JL-2 được trang bị, lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược của Hải quân Trung Quốc cũng không thể bao phủ toàn bộ lãnh thổ Mỹ như Trung Quốc công khai. Tàu ngầm Type 094 và tên lửa JL-2 trong vịnh Bột Hải chỉ có thể tấn công các mục tiêu ở Alaska, Hawaii.

Kanwa cho rằng, “tàu ngầm hạt nhân chiến lược trong vịnh Bột Hải” có nghĩa là khả năng sống sót của Type 094 khá thấp khi rời cảng, khi đó lực lượng tấn công hạt nhân của Quân đội Mỹ chỉ cần lấy đánh đòn phủ đầu, trực tiếp phát động tấn công hạt nhân đối với vịnh Bột Hải, thì sẽ có thể đánh chìm tàu ngầm Type 094.

Theo Thùy Dung

Đất Việt