1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Đằng sau thương vụ tên lửa Iskander của Ả Rập Saudi - Nga

Vương quốc Ả Rập Saudi đang thảo luận về việc mua các tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander của Nga, Bộ trưởng Ngoại giao Adel al-Jubeir cho biết sau cuộc gặp với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov hôm thứ ba (11/8) vừa qua ở Moscow.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (phải) và người  đồng cấp

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (phải) và người đồng cấp Adel al-Jubeir

Theo Ngoại trưởng Adel al-Jubeir, Ả Rập Saudi mong muốn tăng cường mối quan hệ hợp tác với Nga trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm lĩnh vực quân sự. Các cuộc đối thoại đang diễn ra giữa các đoàn chuyên gia và đại biểu 2 nước. Nhiều hệ thống vũ khí do Nga phát triển, trong đó có hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander sẽ được Ả Rập Saudi đàm phán mua trong thời gian tới.

Nếu thương vụ mua bán các tổ hợp tên lửa Iskander giữa 2 bên diễn ra thành công. Đó sẽ là lần đầu tiên, một hệ thống vũ khí Nga được bán cho Ả Rập Saudi.

Còn được biết đến với tên gọi SS-26 Stone, Iskander là hệ thống tên lửa đạn đạo di động tầm ngắn tối tân của Nga. Tên lửa bao gồm 2 biến thể chính là Iskander-M phục vụ cho quân đội Nga và Iskander-E là biến thể xuất khẩu. Biến thể mới nhất mang tên Iskander-K hiện đang trong quá trình thử nghiệm.

Tên lửa Iskander-M có chiều dài 7,3 m; đường kính 0,92 m; khối lượng phóng 3.800-4.020 kg tuỳ thuộc loại đầu đạn. Tổ hợp tên lửa này được trang bị 2 tên lửa hành trình một giai đoạn với tầm bắn lên tới 400 km, có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Nó cũng có thể bay theo một quỹ đạo thấp dưới 50 km.

Hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M

Hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M.

Thực tế, người đứng đầu học viện Tôn giáo và Chính trị, ông Alexander Ignatenko đã nhận định rằng, việc Iran đạt được thoả thuận hạt nhân với nhóm P5+1 khiến các quốc gia vùng Vịnh ngày càng lo ngại về tình hình an ninh của mình. Đó là lý do, các quốc gia này muốn củng cố khả năng quốc phòng trong thời gian gần đây.

Trong quá khứ, Ả Rập Saudi từng sử dụng các hợp đồng vũ khí lớn như là một sự tri ân, nếu Nga đáp ứng các yêu cầu của họ. Điển hình như năm 2008, nước này từng đề nghị kí với Nga các hợp đồng quốc phòng lớn chỉ để Moscow giảm bớt các hợp tác quân sự với Iran. Hay vào năm 2013, Ả Rập Saudi tuyên bố, sẽ hợp tác với Nga trong nhiều dự án khí đốt, nếu điện Kremlin ngừng ủng hộ Tổng thống Syria Bashar Assad.

Theo Minh Quân

PetroTimes

Đằng sau thương vụ tên lửa Iskander của Ả Rập Saudi - Nga - 3