1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Chiến hạm Mỹ vào Biển Đen sau tuyên bố của Nga

Theo Sputnik, ngày 5/5, khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS Oscar Austin (DDG-79) của Mỹ đã vượt qua eo biển Bosphorus đi vào Biển Đen.

Hỗ trợ đồng minh

Theo thông tấn Nga dẫn tuyên bố của Hải quân Mỹ, nhiệm vụ của USS Oscar Austin là tăng cường hợp tác với các đồng minh trong khu vực. Theo kế hoạch, trong thời gian lưu lại Biển Đen, USS Oscar Austin sẽ tham gia các chiến dịch hàng hải để hỗ trợ các nước Đông Âu trong NATO. Đây là một phần trong chiến dịch Atlantic Resolve. Hải quân Mỹ tuyên bố hoạt động này phù hợp với Công ước Montreux và luật pháp quốc tế.

Động thái điều tàu vào Biển Đen của Mỹ được cho là "bước đi táo bạo" bởi nó được thực hiện ngay sau tuyên bố của Nga rằng Moscow "có khả năng kiểm soát tình hình ở mọi khu vực đại dương và nhấn mạnh sẽ diệt sạch tàu NATO trong vài phút nếu xung đột xảy ra", tờ Express cho biết.

Chiến hạm USS Oscar Austin tiến vào Biển Đen.
Chiến hạm USS Oscar Austin tiến vào Biển Đen.

Tuyên bố trên được Phó Chủ tịch Liên minh các cựu chiến binh Nga, nguyên chỉ huy lực lượng bảo vệ bờ biển của Hạm đội Biển Đen, Thiếu tướng Vladimir Romanenko tuyên bố, tàu chiến Mỹ-NATO sẽ bị tiêu diệt ngay lập tức, nếu một mai xảy ra xung đột trên Biển Đen.

Tuyên bố này được Vladimir Romanenko đưa ra khi chỉ tính từ đầu năm 2017, Mỹ và NATO đã nhiều lần điều chiến hạm vào Biển Đen với thông điệp không thân thiện.

Hồi đầu tháng 2, tàu khu trục DDG-78 USS Porter của Mỹ đã tiến vào Biển Đen. Trước đó, khu trục hạm tối tân nhất của Hải quân Hoàng gia Anh thuộc Type 45 là HMS Diamond cũng đã xâm nhập vùng biển này.

Mỹ thông báo, việc chiến hạm vào Biển Đen để thực hiện hoạt động tuần tra thường xuyên trên biển, duy trì an ninh hàng hải và mở rộng hợp tác với các đồng minh và đối tác của NATO, khẳng định cam kết của Mỹ đối với các đồng minh, nhằm bảo vệ an ninh và ổn định trong khu vực.

Diệt sạch chiến hạm

Đánh giá về mối nguy cơ từ lực lượng hải quân NATO, Tướng Romanenko cho biết, trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự trên Biển Đen, chiến hạm Mỹ-NATO sẽ bị các hệ thống tên lửa hạm đối hạm, không đối hạm và bờ đối hạm của Hạm đội Biển Đen Nga tiêu diệt chỉ trong vài phút.

Thiếu tướng Romanenko nhấn mạnh, tàu của Mỹ chỉ có vài phút để tồn tại ở Biển Đen, bởi vì các tổ hợp tên lửa mà Hạm đội Biển Đen được trang bị và từ nhiều hướng khác nhau, sẽ không cho phép nó thực hiện những nhiệm vụ tác chiến và chiến lược ở Biển Đen.

Theo giới chức lãnh đạo quân đội Nga, hiện ở Biển Đen đang hiện diện những hệ thống tên lửa chống hạm vô cùng mạnh, ví dụ như hệ thống tên lửa Kalibr trang bị trên các tàu nổi và tàu ngầm diesels-điện lớp Varshavyanka của Nga (tức tàu ngầm Kilo-theo định đanh của NATO), sử dụng tên lửa chống hạm 3M54 có tầm phóng xa tới 660km.

Hoặc các hệ thống tên lửa bờ đối hạm K-300P Bastion-P, sử dụng tên lửa P-800 Oniks, có tầm phóng 600km (mỗi hệ thống bao quát dải bờ biển tới hơn 1000km), hay tên lửa bờ đối hạm Bal-E, sử dụng tên lửa Kh-35UE, có tầm phóng 300km, bảo vệ 600km bờ biển, triển khai suốt dải bờ biển Nga hoặc trên bán đảo Crimea.

Ngoài ra, các máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 Backfire-C của Nga trên các sân bay đất liền, có thể bay trên không phận Nga mà vẫn tấn công tiêu diệt được các tàu chiến Mỹ-NATO, với tên lửa hành trình chống hạm Raduga Kh-22 Burya, tầm phóng 600km, đầu đạn nặng tới 1000kg, được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay".

Các chuyên gia quân sự nhận định, với các lại tên lửa chống hạm "khủng" như vậy, cùng với sự đa dạng về các phương tiện phóng, tuyên bố chỉ cho tàu chiến Mỹ-NATO vài phút sống sót của Thiếu tướng Vladimir Romanenko là điều hoàn toàn không phải bàn cãi.

Clip chiến hạm USS Oscar Austin tiến vào Biển Đen:

Theo Đan Nguyên

Đất Việt