1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Biển Đông: Lời nói chưa biến thành hành động

Ngày 28/2, tờ South China Morning Post đưa tin, Văn phòng Liên Hiệp Quốc (LHQ) về chống ma túy và tội phạm (UNODC) cảnh báo, chiến lược “một vành đai, một con đường” của Bắc Kinh và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng có thể bị các nhóm tội phạm xuyên quốc gia khai thác và lợi dụng.

Đồng thời tạo ra những thách thức an ninh quan trọng đối với khu vực, bởi thiếu cơ chế bảo vệ, ngăn chặn tội phạm xuyên quốc gia hoạt động trong lĩnh vực này. UNODC ước tính, thu nhập của các tổ chức tội phạm ở Đông Á - Thái Bình Dương có thể đạt 100 tỉ USD, vượt GDP của một số quốc gia như Lào, Campuchia và Myanmar.

Sau khi ASEAN hình thành Cộng đồng

Ngày 27/2, Hội nghị hẹp Ngoại trưởng ASEAN năm 2016 đã kết thúc tại thủ đô Vientiane. Đây là Hội nghị ASEAN đầu tiên trong năm Chủ tịch ASEAN 2016 của Lào. Các nước ủng hộ 8 ưu tiên do Lào đề xuất, đồng thời chia sẻ quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở khu vực này. Đồng thời khẳng định không quân sự hóa, kiềm chế, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongloun Sisoulith cho biết, với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Lào sẽ cùng các nước thành viên ASEAN thúc đẩy sự hợp tác giữa Trung Quốc với ASEAN nhằm tiếp tục thực hiện DOC và sớm hoàn thành việc xây dựng COC.

B-21 có hình dạng khá tương đồng mẫu máy bay ném bom tàng hình B-2
B-21 có hình dạng khá tương đồng mẫu máy bay ném bom tàng hình B-2

Cùng ngày 27/2, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan khẳng định, với tư cách là nước điều phối quan hệ ASEAN - Trung Quốc, Singapore sẽ nỗ lực thúc đẩy việc xây dựng COC giữa ASEAN và Trung Quốc. Đồng thời cho biết, sẽ đưa vấn đề thúc đẩy COC ra thảo luận trong chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của mình, trong đó tập trung vào việc giảm căng thẳng và ngăn chặn bất kỳ tai nạn, sự cố trên biển nào có thể xảy ra.

Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEANlà cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên kể từ khi Cộng đồng ASEAN được thành lập ngày 31/12/2015 và những diễn biến ở Biển Đông là một trong những vấn đề được thảo luận tại hội nghị này. Theo tờ Philippines News, tranh chấp Biển Đông là một trong những chủ đề được thảo luận tại Hội nghị hẹp Ngoại trưởng ASEAN năm 2016. Bởi phái đoàn Philippines do Thứ trưởng Ngoại giao Laura del Rosario dẫn đầu quan ngại về vấn đề an ninh hàng hải, trong đó có việc Trung Quốc triển khai tên lửa ra đảo Phú Lâm.

Ngày 25/2, Nikkei Asian Review bình luận, ông Tập Cận Bình đã bị Mỹ làm mất mặt, nên đã quyết định trả đũa bằng cách điều HQ-9 ra đảo Phú Lâm. Bởi động thái này đi ngược lại với cam kết hồi tháng 9/2015 tại Mỹ của ông Tập Cận Bình - Bắc Kinh không theo đuổi quân sự hóa Biển Đông!

Giới phân tích cho rằng, mặc dù ASEAN đã trở thành cộng đồng sau ngày 31/12/2015, nhưng khối này không khiến Trung Quốc phải quá bận tâm bởi cho đến nay Bắc Kinh luôn thành công trong việc chia rẽ ASEAN, nhất là trong vấn đề Biển Đông.

Lặng lẽ tăng cường tuần tra

Tối 26/2, khi phát biểu tại Tokyo, Nhật Bản, cựu Thủ tướng Australia Tony Abbott cho biết, Australia đã lặng lẽ tăng cường tuần tra trên biển và trên không ở Biển Đông. Bởi việc Bắc Kinh biến các rạn san hô và bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo, đã tạo ra những tổn thất lớn về môi trường, hạn chế tự do hàng hải, đe dọa sự ổn định và an ninh của khu vực.

Theo ông Tony Abbott, Trung Quốc nên sử dụng sức mạnh của mình vào việc bảo vệ tự do hàng hải thay vì cản trở. Đồng thời khẳng định, Trung Quốc phải lĩnh hậu quả vì phá vỡ luật pháp quốc tế. Cựu Thủ tướng Australia còn cho biết, lực lượng quân đội nước này đang xem xét kế hoạch đưa các vệ tinh riêng vào không gian để theo dõi những động thái quân sự tại Châu Á - Thái Bình Dương.

Bộ Quốc phòng Australia cho biết, nước này đang dựa vào vệ tinh của Mỹ và theo “Sách trắng Quốc phòng” công bố hôm 25/2, do thám không gian sẽ ngày càng quan trọng trong những năm tới. Và tới năm 2039, Australia sẽ chi từ 3 đến 4 tỉ USD cho hình ảnh vệ tinh cùng với 2 tỉ USD cho radar và các hệ thống kiểm soát không gian.

Theo “Sách trắng Quốc phòng 2016”, chi tiêu quốc phòng của Australia từ nay tới năm 2020 là 195 tỉ AUD với quy mô 62.400 binh sĩ. Và ngân sách quốc phòng hằng năm tăng từ 32,4 tỉ AUD lên 58,7 tỉ AUD vào năm 2025.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Cũng trong ngày 26/2, cựu Bộ trưởng Quốc phòng và là lãnh đạo Công đảng Kim Beazley cho biết, Australia nên tiến hành thường xuyên các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông; và không thể nhân nhượng trước các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông bởi việc xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc là điều “rất khiêu khích”. Đồng thời khẳng định, nếu Australia tuần tra Biển Đông, Trung Quốc phải tôn trọng hành động của nước này. Ông Kim Beazley cũng thông báo, Mỹ đang gia tăng sức ép với Australia nhằm tiến hành các hoạt động tự do hàng hải trong khu vực.

Trước đó (25/2), Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne cho biết, bà không bình luận về những hoạt động của lực lượng quốc phòng nước này tại Biển Đông. Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kevin Andrews lại cho rằng, Australia chưa hành động quyết liệt và hối thúc chính phủ điều tàu chiến đi vào “khu vực 12 hải lý” quanh các đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây dựng phi pháp ở Biển Đông.

Ngày 25/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Doanh) đã bày tỏ sự không hài lòng của Bắc Kinh đối với những bình luận “tiêu cực” về Biển Đông trong “Sách trắng Quốc phòng” của Australia. Cũng trong ngày 25/2, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm đã đưa ra 3 quan điểm để “đáp lại” nội dung trong Sách trắng Quốc phòng của Australia. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne từng tuyên bố, nhận thức về “vấn đề Biển Đông” giữa 2 nước có sự khác biệt và họ không thực hiện bước lùi để cố thống nhất lập trường trong lĩnh vực này với Bắc Kinh.

Ông Ngô Khiêm còn đổ lỗi cho Mỹ quân sự hóa Biển Đông khi cho rằng, Bắc Kinh thực sự cần các hệ thống phòng vệ ở Biển Đông trong bối cảnh quá trình quân sự hóa trong khu vực đang bị tác động bởi Washington. Đồng thời cáo buộc truyền thông phương Tây đã “thổi phồng” về các hoạt động quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông thời gian qua.

Chỉ dừng lại ở “quan ngại sâu sắc”

Ngày 27/2, khi bình luận trên trang cá nhân của tờ The Naitonal Interest, học giả Peter Layton cho rằng, Trung Quốc lại một lần nữa gây lo ngại ở Biển Đông khi điều hệ thống tên lửa HQ-9 tới đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Và chiến lược bành trướng của Bắc Kinh đang tỏ ra “thành công” khi dựa trên sức mạnh kinh tế, cùng với sự phát triển quân sự “đủ sức răn đe” và Trung Quốc hiện có thể ngăn cản đối thủ làm những việc Bắc Kinh không thích.

Trước đó (26/2), phát biểu trước các phóng viên sau cuộc đàm phán ở thủ đô Tokyo với Quốc vụ khanh Ngoại giao và Thương mại Australia Peter Varghese và Bí thư Đối ngoại Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki cho biết, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ đều nhất trí về tầm quan trọng của việc duy trì luật pháp ở Biển Đông, đồng thời chia sẻ quan ngại sâu sắc về những căng thẳng ở khu vực này trong bối cảnh Trung Quốc đơn phương thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và ngày càng gia tăng các hành động quyết đoán trên biển.

Tại cuộc điều trần trước Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ hôm 26/2, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter và Tướng hải quân Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đều nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Châu Á - Thái Bình Dương.

Theo ông Ashton Carter, ngân sách quốc phòng năm 2017 cần đầu tư cho công nghệ và con người trong kỷ nguyên chiến lược mới, trong đó có thách thức đến từ Trung Quốc. “Hành động bồi đắp, xây đảo nhân tạo và bố trí quân sự trên đó sẽ khiến Bắc Kinh tự cô lập và các nước láng giềng cũng sẽ chống Trung Quốc”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh.

Trong khi đó, Tướng Joseph Dunford nhận định, Trung Quốc gia tăng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông nhằm hạn chế năng lực di chuyển của Mỹ ở Thái Bình Dương, hoặc hạn chế Washington tự do hoạt động ở khu vực này.

Trước đó (25/2), tờ The Guardian dẫn cam kết trước Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris - sẽ tăng mức độ và tần suất các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Ngày 24/2, hải quân Trung Quốc đã chính thức đưa vào sử dụng tàu hộ vệ tên lửa thế hệ mới Tương Đàm số hiệu 531, hoàn toàn do Bắc Kinh nghiên cứu và chế tạo, có thể hoạt động độc lập hoặc phối hợp tác chiến với các loại tàu khác, kể cả tàu ngầm. Theo giới quân sự, Tương Đàm 531 sẽ là tàu tác chiến chủ lực thế hệ mới của Hải quân Trung Quốc.

Theo Tân Hoa xã, ngày 26/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật mới về thăm dò, khai thác đáy biển, động thái nhằm phát triển Trung Quốc thành cường quốc biển. Bởi luật mới sẽ “bảo vệ lợi ích hợp pháp của các công dân và tổ chức Trung Quốc khi họ tìm nguồn lợi và khảo sát vùng biển nước sâu”, nhưng chưa rõ bộ luật có hiệu lực từ ngày 1/5 và công ước sẽ tác động với nhau thế nào.

Cũng trong ngày 26/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng, nhà lãnh đạo vừa đắc cử của Đài Loan, bà Thái Anh Văn phải tôn trọng hiến pháp riêng của hòn đảo này, trong đó quy định Đài Loan và đại lục đều nằm trong một nước Trung Quốc.

Theo

PetroTimes