1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Bí quyết khiến người Nhật làm việc chăm chỉ suốt đời

(Dân trí) - Người Nhật Bản gọi bí quyết khiến họ luôn có động lực để làm việc chăm chỉ cho đến khi về già là “ikigai”, có nghĩa niềm hạnh phúc khi thức dậy mỗi ngày được làm điều có ích cho xã hội.

(Ảnh minh họa: Alamy)
(Ảnh minh họa: Alamy)

Với người Nhật, một ngày làm việc bình thường bắt đầu bằng việc đi lên những chuyến tàu điện ngầm đông đúc. Sau đó, áp lực sẽ tiếp tục “bủa vây” họ với những giờ liền làm việc trong môi trường kỷ luật nghiêm khắc. Họ thường kết thúc ngày làm việc vào nửa đêm, với chuyến tàu cuối cùng luôn chật kín những gương mặt mệt mỏi.

Ngày qua ngày, họ đều có thể trải qua một kịch bản tương tự nhau bởi họ đang áp dụng triết lý Ikigai, triết lý khiến họ có động lực làm việc chăm chỉ cả đời. Ikigai là hiện thân của niềm hạnh phúc trong cuộc sống, là lý do khiến người Nhật thức dậy mỗi ngày.

Từ ikigai được cấu thành bởi 2 từ Iki nghĩa là cuộc sống và gai nghĩa là có giá trị. Ikigai có thể hiểu giống như cuộc sống của họ có thể thật sự mang lại giá trị hay không. Theo nhà tâm lý học Mieko Kamiya, Ikigai mang sự khác biệt tinh tế trong sắc thái hơn so với khái niệm hạnh phúc đơn thuần. Nó giống như một lời động viên con người hãy nhìn về tương lai dù thực tại đang khổ đau thế nào.

Ikigai chính là động lưc thúc đẩy người Nhật lao động chăm chỉ mỗi ngày. Giám đốc điều hành của công ty tuyển dụng Probity Global Search, Yuko Takato, người dành thời gian mỗi ngày với những người lao động có trình độ cao, cho biết những người này đều coi công việc là ikigai của họ. Chính điều này đã truyền lửa cho họ luôn nỗ lực khi làm việc và luôn hành động nhanh chóng và tự tin.


Nhóm nhạc nữ U-100 đến từ Nhật Bản gồm toàn các bà cụ mang tên KBG84 trình diễn trên sân khấu ở Tokyo. (Ảnh: AFP)

Nhóm nhạc nữ U-100 đến từ Nhật Bản gồm toàn các bà cụ mang tên KBG84 trình diễn trên sân khấu ở Tokyo. (Ảnh: AFP)

Tuy nhiên, coi công việc như ikigai cũng dẫn tới một nghịch lý tại xã hội Nhật Bản. Gần 1/4 nhân viên Nhật Bản làm quá 80 giờ mỗi tháng so với giờ hành chính với sự xuất hiện của hiện tượng khác tên là karoshi. Hiện tượng này nghĩa là chết vì làm việc quá sức, khiến 2.000 người lao động Nhật Bản chết mỗi năm. Và những người coi công việc là ikigai vẫn tiếp tục làm việc quá giờ đến nửa đêm bởi họ tin rằng công việc họ làm sẽ tạo ra được sự thay đổi, sẽ mang lại lợi ích cho xã hội nên cuộc sống của họ vẫn tràn đầy ý nghĩa.

Với những người coi công việc là ikigai, việc phải về hưu có thể coi là mất mát to lớn trong cuộc đời họ. Điều này đúng với những người làm nghề ngắn hạn như những vận động viên thể thao, hay những người cao tuổi về hưu. Để tiếp tục cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa, họ sẽ tìm những ikigai khác.

Với người già Nhật Bản, dù họ không làm việc nữa, nhưng họ vẫn cảm thấy mình còn nghĩa vụ truyền đạt kinh nghiệm sống tới người trẻ hơn. Họ tham gia phục vụ cộng đồng, giúp đỡ người khác để thấy cuộc đời của họ thêm ý nghĩa hơn. Các chuyên gia tin rằng điều này lý giải một phần vì sao người Nhật lại có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.

Đức Hoàng

Theo BBC