1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Ấn Độ cắm quân dọc biên giới Trung Quốc

Quân đội Ấn Độ đã sẵn sàng nănglực quân sự để bảo vệ lập trường của nước này trong vấn đề tranh chấpchủ quyền tại khu vực Doklam, bất chấp Trung Quốc (TQ) gia tăng yêu cầuNew Delhi rút quân.

Theo NDTV, New Dehli triển khai binh sĩ tới khu vực Doklam và cho dựng cả lều trại cho thấy không có khả năng quân Ấn Độ chịu rút lui trừ phi binh lính TQ cũng làm điều tương tự. Kịch bản cả hai bên cùng rút lui có thể sẽ là giải pháp duy nhất để chấm dứt xung đột hiện nay.


Biên phòng Ấn Độ cản trở binh lính TQ tại Doklam bằng cách áp sát người nhưng không “động thủ” bằng tay chân để tránh xô xát. Ảnh: NDTV

Biên phòng Ấn Độ cản trở binh lính TQ tại Doklam bằng cách áp sát người nhưng không “động thủ” bằng tay chân để tránh xô xát. Ảnh: NDTV

Các nguồn tin chính thức cho biết quân đội Ấn Độ còn thiết lập và duy trì một đường tiếp tế trực tiếp đến địa điểm đóng quân tại Doklam. Theo NDTV, đơn vị cắm tại Doklam sẽ tỉnh táo và không dễ dàng khuất phục trước bất cứ sức ép nào từ phía TQ. Tuy nhiên, New Dehli cũng tự tin sẽ tìm ra giải pháp ngoại giao cho xung đột lần này, tương tự như các lần đối mặt trước đó giữa hai nước tại khu vực Hymalaya.

Bắc Kinh đến nay vẫn tiếp tục giữ lập trường không chấp nhận “thỏa hiệp” và mọi “quyết định đều phụ thuộc vào Ấn Độ”. Song phía New Delhi tin nước láng giềng sẽ sớm nhận thức rõ các hành động đơn phương sẽ không thể xoa dịu căng thẳng. Năm 2012, cả hai nước đã nhất trí một cơ chế giải quyết xung đột biên giới thông qua tham vấn ở nhiều cấp độ.

Xung đột gần ngã ba biên giới Bhutan - Ấn Độ - TQ đã kéo dài hơn ba tuần qua, châm ngòi khi TQ đơn phương cho xây một con đường ở khu vực còn tranh chấp với Bhutan. New Delhi cũng đã phát thông điệp tới Bắc Kinh rằng hành động đơn phương sẽ làm thay đổi đáng kể nguyên trạng và gây ra những hậu quả an ninh trầm trọng cho Ấn Độ.

Theo Ngọc Như

Pháp luật TP. Hồ Chí Minh