1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Ám ảnh nhà máy hứng chịu thảm họa hạt nhân khủng khiếp nhất lịch sử

(Dân trí) - Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl cho đến nay vẫn là nỗi ám ảnh của nhân loại dù thảm họa kinh hoàng đã xảy ra cách đây hơn 30 năm.

Ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, nằm cách thủ đô Kiev của Ukraine khoảng 100km, bất ngờ phát nổ, gây ra đám cháy lớn và phát tán phóng xạ ra toàn bộ khu vực xung quanh. Trong ảnh: Lò phản ứng số 4 hiện nay được bao phủ bằng hệ thống vòm thép kiên cố sau thảm họa hạt nhân cách đây 32 năm.
Ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, nằm cách thủ đô Kiev của Ukraine khoảng 100km, bất ngờ phát nổ, gây ra đám cháy lớn và phát tán phóng xạ ra toàn bộ khu vực xung quanh. Trong ảnh: Lò phản ứng số 4 hiện nay được bao phủ bằng hệ thống vòm thép kiên cố sau thảm họa hạt nhân cách đây 32 năm.


Vụ nổ lò phản ứng hạt nhân Chernobyl đã dẫn đến thảm họa hạt nhân khủng khiếp nhất trong lịch sử. Nhiều khu vực rộng lớn đã bị nhiễm phóng xạ nghiêm trọng, từ Ukraine, Belarus, Nga cho tới khu vực Đông và Tây Âu. Trong ảnh: Một kỹ sư làm nhiệm vụ tại trung tâm điều khiển của lò phản ứng hạt nhân số 3, nay đã dừng hoạt động, tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ngày 20/4.

Vụ nổ lò phản ứng hạt nhân Chernobyl đã dẫn đến thảm họa hạt nhân khủng khiếp nhất trong lịch sử. Nhiều khu vực rộng lớn đã bị nhiễm phóng xạ nghiêm trọng, từ Ukraine, Belarus, Nga cho tới khu vực Đông và Tây Âu. Trong ảnh: Một kỹ sư làm nhiệm vụ tại trung tâm điều khiển của lò phản ứng hạt nhân số 3, nay đã dừng hoạt động, tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ngày 20/4.

Nhiều thiết bị tại các lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy Chernobyl đã dừng hoạt động từ hàng chục năm nay và trở thành vật chứng cho thảm họa khủng khiếp này.
Nhiều thiết bị tại các lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy Chernobyl đã dừng hoạt động từ hàng chục năm nay và trở thành vật chứng cho thảm họa khủng khiếp này.

Nhiều năm sau vụ nổ hạt nhân tại nhà máy Chernobyl, nhiều loại động thực vật vẫn sinh sống bình thường dù mức độ phóng xạ tại khu vực này vẫn được ghi nhận ở mức rất cao.
Nhiều năm sau vụ nổ hạt nhân tại nhà máy Chernobyl, nhiều loại động thực vật vẫn sinh sống bình thường dù mức độ phóng xạ tại khu vực này vẫn được ghi nhận ở mức rất cao.

Cảnh tượng hoang tàn bên trong lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy Chernobyl trong khi các chuyên gia hạt nhân vẫn đang tiến hành các hoạt động nghiên cứu và dọn dẹp tại hiện trường.
Cảnh tượng hoang tàn bên trong lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy Chernobyl trong khi các chuyên gia hạt nhân vẫn đang tiến hành các hoạt động nghiên cứu và dọn dẹp tại hiện trường.

Các nhà khoa học ước tính phải mất vài nghìn năm nữa, con người mới có thể quay về sinh sống tại khu vực xung quanh nhà máy Chernobyl với mức độ phóng xạ an toàn. Trong ảnh: Một kỹ sư đo nồng độ phòng xạ gần lò phản ứng hạt nhân số 4.
Các nhà khoa học ước tính phải mất vài nghìn năm nữa, con người mới có thể quay về sinh sống tại khu vực xung quanh nhà máy Chernobyl với mức độ phóng xạ an toàn. Trong ảnh: Một kỹ sư đo nồng độ phòng xạ gần lò phản ứng hạt nhân số 4.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế thế giới, số người chết vì bệnh ung thư sau thảm họa hạt nhân Chernobyl ước tính lên tới 4.000 người do bị nhiễm xạ ở mức độ cao. Ngoài ra, khoảng 5.000 người khác cũng thiệt mạng với mức độ nhiễm xạ thấp hơn.
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế thế giới, số người chết vì bệnh ung thư sau thảm họa hạt nhân Chernobyl ước tính lên tới 4.000 người do bị nhiễm xạ ở mức độ cao. Ngoài ra, khoảng 5.000 người khác cũng thiệt mạng với mức độ nhiễm xạ thấp hơn.

Một số bác sĩ, nhà khoa học và nhân viên y tế từng sống và làm việc tại khu vực xảy ra vụ nổ cho biết số người thiệt mạng thậm chí có thể lên tới 1 triệu người theo cuộc nghiên cứu của Viện Khoa học New York năm 2011.
Một số bác sĩ, nhà khoa học và nhân viên y tế từng sống và làm việc tại khu vực xảy ra vụ nổ cho biết số người thiệt mạng thậm chí có thể lên tới 1 triệu người theo cuộc nghiên cứu của Viện Khoa học New York năm 2011.

Các chuyên gia đều phải mặc trang phục bảo hộ và đeo mặt nạ khi bước vào các lò phản ứng bên trong nhà máy hạt nhân Chernobyl.
Các chuyên gia đều phải mặc trang phục bảo hộ và đeo mặt nạ khi bước vào các lò phản ứng bên trong nhà máy hạt nhân Chernobyl.

Xe phun nước hoạt động tại khu vực nhà máy Chernobyl để ngăn bụi phóng xạ bị gió cuốn đi sang các khu vực xung quanh.
Xe phun nước hoạt động tại khu vực nhà máy Chernobyl để ngăn bụi phóng xạ bị gió cuốn đi sang các khu vực xung quanh.

Các công nhân vẫn dọn dẹp hàng ngày để ngăn bụi phóng xạ lan rộng tại nhà máy Chernobyl.
Các công nhân vẫn dọn dẹp hàng ngày để ngăn bụi phóng xạ lan rộng tại nhà máy Chernobyl.

Thảm họa Chernobyl cũng ảnh hưởng nặng nề tới môi trường sinh thái, khiến hàng nghìn km2 đất nông nghiệp và rừng tại Belarus và Ukraine không thể tiếp tục sử dụng được. Trong ảnh: Một ngôi nhà bị bỏ hoang tại làng Zalesye gần nhà máy hạt nhân Chernobyl.
Thảm họa Chernobyl cũng ảnh hưởng nặng nề tới môi trường sinh thái, khiến hàng nghìn km2 đất nông nghiệp và rừng tại Belarus và Ukraine không thể tiếp tục sử dụng được. Trong ảnh: Một ngôi nhà bị bỏ hoang tại làng Zalesye gần nhà máy hạt nhân Chernobyl.

Thành Đạt

Ảnh: Reuters