Mã số 964:

Thảm cảnh của nam sinh viên bị máy nghiền nát chân tay

(Dân trí) – Hàng nước mắt đục ngầu lăn dài trên gò má cháy nắng, người cha chết lặng nhìn con quấn băng trắng toát trên giường bệnh. Còn vài tháng nữa Tùng ra trường, ông Tuân ôm ấp khát vọng thoát nghèo, ngờ đâu tai họa ập đến cướp đi một chân một tay của con ông.

Tai nạn bi thương đã trút xuống đầu nam sinh viên Nguyễn Văn Tùng (22 tuổi, ngụ tại Thanh Hóa) vào ngày 30/3. Tùng hiện đang học năm cuối trường Cao đẳng Sỹ quan chỉ huy Kỹ thuật công binh Bình Dương. Trước kỳ thi tốt nghiệp, khóa học của Tùng đang trong thời gian đi thực tập, Tùng được nhận vào làm việc tại công trình cầu đường bộ Hóa An, Đồng Nai.

Mới đi làm còn chưa thạo việc, chàng sinh viên trẻ để vướng gấu quần vào guồng xích của máy nghiền đá nên bị cuốn phăng vào trong. Cố gắng giãy giụa gào thét nhưng Tùng không thể thoát ra được. Khi cỗ máy được cắt cầu giao điện và ngừng lại thì cũng là lúc chân trái và tay trái của em đã bị nghiền nát.

Mất một chân một tay, tương lai đang tươi sáng của Tùng bỗng trở nên mịt mù

Mất một chân một tay, tương lai đang tươi sáng của Tùng bỗng trở nên mịt mù

Chỉ có 4 sào ruộng, vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuân (48 tuổi) cùng lúc phải lo cho người em bị bệnh tâm thần và việc ăn học của hai đứa con. Công thuê cày bừa, tiền phân bón, giống lúa và các khoản thuế mỗi ngày một cao, dù quần quật quanh năm nhưng họ cũng không thể lo được cho cuộc sống. Dù sống trong cảnh “giật gấu vá vai” nhưng ông Tuân luôn cố gắng động viên con ăn học để thoát khỏi kiếp “trâu ngựa”.

Ông Tuân nhớ lại: “Ngày thằng Tùng thi đậu vào trường cao đẳng, vợ chồng tôi mừng rơi nước mắt. Nhưng nhiều khi đến bữa nấu ăn còn phải cắp rá đi vạy gạo thì tiền đâu cho nó ăn học suốt mấy năm trời.” Bàn đi tính lại đủ đường đều bế tắc, nhưng không nỡ để chí hướng của con thui chột, ông Tuân tặc lưỡi quyết định tha hương tìm việc làm. Ngày Tùng nhập học cũng là ngày ông Tuân vác ba lô lên đường vào Nam.

Sau nhiều tháng lang thang khắp các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai nhưng tuổi cao sức yếu chẳng nơi nào chịu nhận ông Tuân vào làm. Phải nhờ đến sự cầu cạnh của một người đồng hương ông mới xin được chân bảo vệ cho một công ty đóng tại tỉnh Đắk Nông. Mỗi ngày làm việc 12 tiếng nhưng lương chưa đầy 2,5 triệu đồng song với bác nông dân đó đã là may mắn lớn.

Mỗi tháng việc ăn học của con hết khoảng 1,8 triệu, vì vậy để có tiền gửi cho con, ngoài bữa ăn chính trong công ty, chiều đến người cha chỉ lót dạ gói mì tôm cho qua bữa. Gần 3 năm vất vả trôi qua, mỗi khi nghĩ đến đứa con trai sắp tốt nghiệp ông Tuân đều hồi hộp và nuôi hy vọng vào tương lai sẽ thoát nghèo của cả nhà. Nhưng mơ ước xa vời ấy đã tắt lịm, tin báo về tai nạn của đứa con như sét đánh ngang tai người cha khốn khổ.

Người cha khốn khổ chỉ còn biết khất lần mỗi khi bị nhắc đóng viện phí

Người cha khốn khổ chỉ còn biết "khất lần" mỗi khi bị nhắc đóng viện phí

Buổi tối hôm đó, tôi đang trong tâm trạng bồn chồn không yên thì nhận được điện thoại. Từ bên kia đầu dây có người báo con tôi bị tai nạn trong lúc làm việc đã bị máy nghiền nát một chân một tay. Không kịp xin phép công ty, người cha lật đật tìm xuống bên con. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, ông lặng người khi thấy cả chân trái và tay trái của con đã bị cắt cụt.

Ngày 10/4, BS Nguyễn Tấn Bảo Ân, khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình cho biết: “Bệnh nhân Tùng nhập viện trong tình trạng sốc nặng, mất nhiều máu, chân và tay trái dập nát, rách tầng sinh môn. Để giữ lại mạng sống cho người bệnh chúng tôi buộc phải cắt cụt 1/3 giữa đùi và 1/3 trên cánh tay trái. Hiện bệnh nhân đang đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng.”

Làm tháng nào “xào” tháng đó nên khi con gặp nạn, ông Tuân chỉ có vỏn vẹn không đầy 300 nghìn đồng trong túi. Do quá khó khăn khi còn đi học Tùng không đủ điều kiện mua bảo hiểm y tế. Phải nhờ đến sự hỗ trợ của công ty nơi Tùng thực tập, ông Tuân mới có thể đóng tạm ứng được 12 triệu đồng cho con. Nhưng số tiền ấy chẳng thấm vào đâu so với khoản viện phí khổng lồ có thể lên tới cả trăm triệu đồng mà gia đình phải chi trả.

“Mấy ngày qua bệnh viện liên tục nhắc gia đình đi đóng tạm ứng nhưng tôi chỉ còn biết khất lần… Tôi đang chờ mẹ nó ở quê vào chăm con để tôi đi làm kiếm tiền lo cho nó.” Tiền viện phí mỗi ngày một lớn dần, với đồng lương còm cõi kiếm được mỗi tháng liệu người cha có thể lo nổi cho con mình.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 964: Ông Nguyễn Văn Tuân, phòng 10, lầu 5, khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình, bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Điện thoại: 01668.481.930

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

Vân Sơn