Mã số 2674:

Sởn da gà với cung đường "cắm bản dạy học" của giáo viên vùng cao

(Dân trí) - Tôi nhìn bức ảnh 2 cô giáo lấm lem trong bùn đất trên đường vào bản dạy học mà lặng người. Trong hoàn cảnh đó, một cô giáo vẫn có thể xòe bàn tay ra cười trước ống kính máy ảnh, một cô quay mặt đi để giấu những giọt nước mắt. “Chút yếu đuối lúc đó rồi cũng qua đi, 2 chị em lại “bất chấp” tất cả để đến trường”, cô giáo Nguyễn Thị Ánh kể.


Cô Phạm Thị Yến Hoa trên đường từ nhà vào xã Phong Dụ Thượng dạy học bị ngã xe máy, cả người lấm lem bùn đất

Cô Phạm Thị Yến Hoa trên đường từ nhà vào xã Phong Dụ Thượng dạy học bị ngã xe máy, cả người lấm lem bùn đất


Trước ống kính máy ảnh, cô vẫn xòe bàn tay cười vui vẻ, vì với cô thì chuyện ngã xe máy trên đường này vẫn xảy ra hàng ngày

Trước ống kính máy ảnh, cô vẫn xòe bàn tay cười vui vẻ, vì với cô thì chuyện ngã xe máy trên đường này vẫn xảy ra hàng ngày

Hình ảnh mà các bạn đang nhìn thấy là hình ảnh 2 cô giáo Phạm Thị Yến Hoa và Nguyễn Thị Ánh trên đường đến trường dạy học, từ trung tâm thị trấn huyện Văn Yên vào xã Phong Dụ Thượng (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái). Cả 2 cô là giáo viên trường mầm non Phong Dụ Thượng, mỗi ngày vượt quãng đường khoảng 50km đi từ nhà đến trường.

Sẽ không có gì đáng nói, nếu như 50km đường đến trường ấy, có hơn 12km là nỗi kinh hoàng của bất cứ ai đi qua, kể cả nam giới thuần thục tay lái còn phải ngán ngẩm chứ không phải là chân yếu tay mềm như các cô.


12km từ điểm cuối xã Phong Dụ Hạ đi vào xã Phong Dụ Thượng là cung đường kinh hoàng cho bất kỳ ai

12km từ điểm cuối xã Phong Dụ Hạ đi vào xã Phong Dụ Thượng là cung đường kinh hoàng cho bất kỳ ai


2 thầy giáo bê bết trong bùn đất đẩy bộ xe máy để vượt dốc đến trường

2 thầy giáo bê bết trong bùn đất đẩy bộ xe máy để vượt dốc đến trường

Ngày 18/9, tôi nhận “lời mời” của cô Hoàng Thị Trưởng, Hiệu trưởng Trường mầm non Phong Dụ Thượng (xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) lên thăm trường của cô, để hiểu hơn những gì được gọi là “cắm bản dạy học”. Đã từng đi nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, cũng đã bao lần trèo đèo lội suối, băng rừng vượt núi để đến thăm các điểm trường hẻo lánh vùng sâu vùng xa, nhưng chưa khi nào cung đường 12km từ Phong Dụ Hạ đến Phong Dụ Thượng lại khiến tôi… ớn đến vậy.


Bùn lầy nhão nhoẹt khiến tay lái lụa đến mấy cũng phải trượt ngã

Bùn lầy nhão nhoẹt khiến tay lái lụa đến mấy cũng phải trượt ngã


Cả đoạn đường dài ngập trong nước và bùn đất đỏ

Cả đoạn đường dài ngập trong nước và bùn đất đỏ

Đó là những con đường ngoằn ngoèo quanh co, dốc lên dựng đứng lúc thì lại xuôi thăm thẳm với những đá hộc gồ ghề, lởm chởm. Nhưng nó vẫn chưa là gì với những đoạn đường sình lầy, nhão nhoẹt, trơn trượt vì bùn đất suốt cả quãng đường.

Ngồi trên chiếc xe máy, nhiều khi tôi cứ nghĩ mình đang đi dự thi một cuộc thi “off road” nào đó, chinh phục những thử thách nào đó, chứ không thể nghĩ đây là con đường đến trường mà các thầy cô giáo ngày nào cũng phải trải qua để “gieo chữ” vùng cao.


Một cô giáo ì ạch vượt qua đoạn đường dốc trơn trượt

Một cô giáo ì ạch vượt qua đoạn đường dốc trơn trượt


Những chiếc xe Win gầm cao, máy khỏe của dân bản là phương tiện tốt nhất để vào bản

Những chiếc xe Win gầm cao, máy khỏe của dân bản là phương tiện tốt nhất để vào bản

Bao nhiêu lần chiếc xe trượt ngã, bùn đất dính đầy quần áo vẫn không bằng cảm giác vượt sông qua đoạn Vực Bút, thuộc xã Phong Dụ Hạ. Ở đoạn sông này, có 2 trụ cầu 2 bên đã xây dựng hoàn chỉnh, nhưng cầu thì vẫn biệt tăm. Ông Hạ Văn Định, một người dân ở thôn Vực Bút chia sẻ: “Trụ cầu được xây dựng cách đây đã 3 năm rồi, nhưng không thấy thi công gì nữa, hình như người ta quên luôn nó rồi. Để qua sông, người dân trong thôn phải làm mảng (bè), kéo dây để qua. Những lúc mưa to, gió lớn thì mảng không dùng được, khu vực giữa 2 thôn xem như bị ngăn cách hoàn toàn”.

Tôi theo ông Định lên mảng để qua sông. Mảng làm bằng tre, thêm vài ván gỗ, chỉ chở được khoảng 3 xe máy và 5 người. Không thể chở hơn, vì quá chừng đó bè sẽ chìm dưới nước quá đầu gối rất khó đi và nguy hiểm cho hành khách. Đáng sợ hơn khi mảng không có trang bị áo phao cho mọi người qua sông.


Giáo viên, học sinh qua sông trên chiếc mảng do người dân tự chế

Giáo viên, học sinh qua sông trên chiếc mảng do người dân tự chế


Không được trang bị áo phao, tính mạng của mỗi người khi qua sông như một sự cá cược với trời đất

Không được trang bị áo phao, tính mạng của mỗi người khi qua sông như một sự cá cược với trời đất

“Không sao đâu, đừng sợ. Tôi kéo mảng mấy năm nay chưa ai… rớt xuống sông đâu. Mà cái mảng này cũng cũ rồi, tôi đang tính thay mảng mới để mọi người qua sông yên tâm hơn”, ông chủ mảng là Hà Văn Luyện trấn an. Khi tôi hỏi sao không trang bị áo phao, ông Luyện lắc đầu, dường như đối với ông chưa thấy người chết thì chưa phải sợ.


Chiếc mảng chìm trong nước đem lại cảm giác sợ hãi cho bất cứ ai đi qua

Chiếc mảng chìm trong nước đem lại cảm giác sợ hãi cho bất cứ ai đi qua

Sởn da gà với cung đường "cắm bản dạy học" của giáo viên vùng cao - 12

Dây cáp buộc với thân cây chôn dưới đất, có nguy cơ bục đứt bất cứ lúc nào vì đã cũ nát

Dây cáp buộc với thân cây chôn dưới đất, có nguy cơ bục đứt bất cứ lúc nào vì đã cũ nát


Một đầu mảng buộc với sợi dây cáp chăng ngang sông, nếu đứt cáp sẽ xảy ra thảm họa khó ai ngờ

Một đầu mảng buộc với sợi dây cáp chăng ngang sông, nếu đứt cáp sẽ xảy ra thảm họa khó ai ngờ


Không có áo phao, người dân vẫn đánh liều qua sông hàng ngày

Không có áo phao, người dân vẫn đánh liều qua sông hàng ngày

Người dân "đánh đu tính mạng" trên mảng gỗ vượt sông Vực Bút

Đứng trên chiếc mảng, nước chìm quá mắt cá chân, tôi vẫn không hết run khi nghĩ chẳng may sợi dây cáp néo giữ cái mảng lâu ngày bục đứt, thì bao nhiêu con người đứng trên cái mảng này cũng… đi đứt ? Phải chăng phải chờ đến một ngày nào đó xảy ra “thảm họa”, thì chính quyền ở đây mới kiểm tra, trang bị áo phao cho dân.

Thế rồi, qua bao nhiêu gian khó, chúng tôi cũng đến được điểm trường mầm non Phong Dụ Thượng. Cô Hoàng Thị Trưởng, người có thâm niên hơn 7 năm công tác tại trường không giấu được sự cảm động: “Các anh có lên với chúng em thì mới hiểu cuộc sống của giáo viên vùng cao gian khổ như thế nào. Chúng em vào đây dạy học thì một tuần mới về nhà một lần thăm chồng con, có khi cả tháng mới về nếu như trời mưa gió, đường không thể đi được vì cách sông cách núi”.


Một điểm trường lẻ của trường mầm non Phong Dụ Thượng

Một điểm trường lẻ của trường mầm non Phong Dụ Thượng

Trường mầm non Phong Dụ Thượng của cô Trưởng ngoài điểm chính còn có 8 điểm trường, nằm biệt lập ở các bản làng trên núi cao. Đợt mưa vừa rồi, có 2 điểm trường học sinh không thể đi học vì cầu đã bị lũ quét cuốn trôi. “Đến giờ các em vẫn đang phải nghỉ học, chờ khi nào nước suối cạn hơn thì phụ huynh mới kết bè cho con em qua được”, cô Trưởng cho biết.


9 cô giáo ở trường mầm non Phong Dụ Thượng thuê nhà dân để cắm bản dạy học

9 cô giáo ở trường mầm non Phong Dụ Thượng thuê nhà dân để cắm bản dạy học


Cô Phạm Thị Viễn (trái) đã có 12 năm cắm bản dạy học, còn cô Trần Thị Thuận ít hơn với... 7 năm cắm bản dạy học. Bữa ăn đơn sơ của 2 cô giáo gồm một bát rau cải tự trồng được và một đĩa măng xào

Cô Phạm Thị Viễn (trái) đã có 12 năm cắm bản dạy học, còn cô Trần Thị Thuận ít hơn với... 7 năm cắm bản dạy học. Bữa ăn đơn sơ của 2 cô giáo gồm một bát rau cải tự trồng được và một đĩa măng xào

Trường của cô Trưởng có 33 giáo viên, đều là giáo viên nữ ở các xã lân cận khác đến cắm bản dạy học. Nhà công vụ cho giáo viên không đủ, các cô phải thuê nhà dân để ở trọ dạy học. “Đường đến trường khó thì một tuần chúng em đi một lần, kể ra còn chịu được. Chúng em chỉ mong ước có một cái nhà công vụ tử tế để giáo viên an tâm hơn cho việc dạy học của mình, chứ thuê nhà dân ở sâu trong rừng núi chúng em cũng sợ lắm”, cô Trưởng tâm sự.

Ước mơ của cô Trưởng đơn giản thế thôi, nhưng ở trên chốn rừng núi xa xôi hiu quạnh này, hình như không ai nghe thấy cả.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 2674: Hỗ trợ xây dựng nhà công vụ cho giáo viên trường mầm non Phong Dụ Thượng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 11 700 00 10 420

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

- Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí

Số Tài khoản : 26110002233886

Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

- Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri

Account Number : 26110370888868

Swift Code : BIDVVNVX261

Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 0239.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0236. 3653 725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0292.3.733.269

Thế Nam