Mã số 2255:

Ông bại liệt, bà già yếu, nữ sinh mồ côi cặm cụi làm thuê lấy tiền vào đại học

(Dân trí) - Nếu như nhiều học sinh sau một quá trình ôn thi mệt nhọc và căng thẳng được xả hơi thì Hoa- cô nữ sinh mồ côi cả bố lẫn mẹ lại cặm cụi làm thuê làm mướn. Từ sáng đến đêm bưng bê, rửa bát đến trợt da tay chỉ mong đủ tiền vào giảng đường đại học.

Tôi gặp cô nữ sinh tội nghiệp nhưng đầy nghị lực ấy ở một quán cơm gần bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Trong cái nắng chói chang của tháng 8, cái dáng người gầy gò ấy cứ luôn chân, luôn tay với những công việc của một người giúp việc ở quán cơm. Khi thì bưng bê, lúc lại rửa bát, em cứ như con thoi, thoăn thoắt. Những giọt mồ hôi vã ra trên khuôn mặt quá đỗi nhọc nhằn.

Em là Nguyễn Thị Hoa, học sinh trường THPT Hậu Lộc 3. Theo chân em về căn nhà em ở thôn Ngọc Trì, xã Đại Lộc (Hậu Lộc- Thanh Hóa) - nơi có ông bà nội già đã ngoài 70 tuổi. Ông nội thì bại liệt chỉ nằm ngồi một chỗ còn bà nội thì quanh năm ốm đau mới thấy hết được nỗi khổ của cô nữ sinh mồ côi này.

Ông nội Hoa bị bại liệt nên mọi sinh hoạt đều do bà và Hoa thay nhau phục vụ
Ông nội Hoa bị bại liệt nên mọi sinh hoạt đều do bà và Hoa thay nhau phục vụ

Căn nhà cấp bốn tuềnh toàng nằm ở cuối làng. Ông trưởng thôn Ngô Quang Trực bùi ngùi khi nói với chúng tôi về gia cảnh của Hoa. Rằng bố mẹ Hoa đã bỏ đi từ khi cô bé mới chập chững biết đi. Căn nhà này nếu năm 2010, xã không quyên góp sửa lại thì nó còn dột nát hơn nữa. Rằng gia đình Hoa thuộc diện hộ nghèo “kinh niên” của thôn và nếu không có tiền trợ cấp con mồ côi và trợ cấp tàn tật của ông Thích (ông nội Hoa) thì không biết họ sống ra sao.

Tôi đã cố gắng tìm trong căn nhà vật dụng gì giá trị nhưng quả thật ngoài hai chiếc giường cũ kỹ và chiếc quạt từ thời cổ nào đó thì không một vật gì khác.

Ông bà nội nghèo đói bất lực nhìn cháu đậu đại học mà không biết lấy tiền đâu cho cháu đi học
Ông bà nội nghèo đói bất lực nhìn cháu đậu đại học mà không biết lấy tiền đâu cho cháu đi học

Tuổi thơ của em là những tháng ngày lầm lũi cùng ông bà trên những cánh đồng, hay những buổi trưa hè theo bà đi bắt con cua, con cá…Em lớn lên trong vòng tay nuôi dạy của ông bà nội cùng với sự đùm bọc của bà con hàng xóm. Trong trái tim non nớt của cô bé thì hai tiếng “bố mẹ” chỉ có trong truyện cổ tích. Bởi thế mà tuổi thơ của em không những thiếu thốn về tình cảm mà thiếu thốn, đói nghèo cả về vật chất.

Điều đáng nói là dù nghèo khó đến như vậy, nhưng thật đáng khâm phục là cô bé Hoa đã luôn nghị lực để vươn lên.

Vượt qua mọi khó khăn, năm nào Hoa cũng là học sinh khá giỏi của trường. Trong kỳ thi học sinh giỏi môn Lịch sử năm lớp 9 em được giải Nhì cấp huyện. Năm lớp 12 thì đạt giải Khuyến khích kỳ thi cấp tỉnh cũng môn thi này.

Cô nữ sinh này tâm sự mong muốn của em là ra Hà Nội học nhưng vì ông bà già yếu không nuôi nổi em, sợ rằng cô không thể tự mình xoay sở làm thêm giữa đất thủ đô và ở gần nhà để thi thoảng về thăm ông bà nên đã đăng ký nguyện vọng thi vào Khoa Sư phạm mỹ thuật, trường Đại học văn hóa thể thao du lịch Thanh Hóa. Và em đã trúng tuyển với số điểm 23 (Hình họa: 8; Văn: 8; bố cục màu: 6).

Những bức ảnh cô bé vẽ treo đầy khắp tường nhà
Những bức ảnh cô bé vẽ treo đầy khắp tường nhà

Đam mê học vẽ từ nhỏ, ngoài giờ học hay những khi nhớ bố mẹ, cô bé lại mày mò tập vẽ đủ thứ. Bốn bức tường treo quanh nhà dán đầy những bức hình em vẽ. Có lẽ thế mà cô nữ sinh từ lâu đã ấp ủ ước mơ được làm cô giáo dạy vẽ.

Trước kỳ thi đại học, em giấu ông bà một mình lặng lẽ lên thành phố tìm học vẽ trong thời gian 3 tháng. Để có tiền học Hoa đã phải dành dụm tiền hỗ trợ học sinh nghèo, tiền học bổng, tiền thưởng đội tuyển học sinh giỏi. Trong 3 tháng học vẽ buổi trưa Hoa thường lang thang ngoài đường, hoặc vào bệnh viện xin ngủ nhờ. Hôm thì lót dạ cái bánh mì, hôm thì nhịn đói.

Vừa biết được đỗ đại học là Hoa khăn gói lên thành phố kiếm việc làm. Qua trung tâm giới thiệu việc làm, lúc đầu họ giới thiệu cho em công việc chăm sóc bệnh nhân già, làm được một thời gian họ thấy em nhỏ quá nên cho nghỉ. Sau đó em tự tìm được việc làm ở quán cơm gần Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Công việc tương đối vất vả, phải dậy từ lúc 4 giờ sáng, làm tới tận 21h mới được nghỉ, ông bà chủ trả cho em 3 triệu/tháng. Hoa bảo, em đang cố gắng kiếm tiền để lấy tiền nhập học. Đi học rồi, ngoài giờ em cũng vẫn xin làm việc ở đây để lấy tiền trang trải cho việc học. Điều mà cô nữ sinh này lo lắng đó là không biết sau này đi học thì họ có còn thuê em nữa hay không. Không có tiền, em sợ ước mơ của em không thể thành hiện thực. Trong đôi mắt của cô nữ sinh 18 tuổi hằn lên nỗi lo cơm áo gạo tiền.

Ngồi bên cạnh em, bà Mai Thị Phụng (70 tuổi) bà nội của Hoa không giấu được nỗi nghẹn ngào. Người mẹ như bà cho đến giờ cũng không thể hiểu vì sao bố mẹ Hoa lại bỏ đi biệt xứ để lại đứa con gái từ khi còn đỏ hỏn cho bà.

Ông bại liệt, bà già yếu, nữ sinh mồ côi cặm cụi làm thuê lấy tiền vào đại học - 4
Để có tiền bước chân vào giảng đường đại học, cô nữ sinh phải đi làm thuê từ sáng tinh mơ đến nửa đêm mới được nghỉ
Để có tiền bước chân vào giảng đường đại học, cô nữ sinh phải đi làm thuê từ sáng tinh mơ đến nửa đêm mới được nghỉ

“Ông thì bị liệt ngồi một chỗ, không nói được, cho gì ăn nấy, mọi sinh hoạt 2 bà cháu đều phải làm thay. Nhà làm hơn 2 sào ruộng, may mà được trợ cấp của xã hội nếu không chúng tôi không biết lấy gì để sống. Ban đầu cũng chỉ định cho nó học biết mặt chữ, nhưng thấy nó thông minh, chịu khó, chúng tôi cũng thấy mừng. Thấy ông bà nghèo khổ, nhiều lần nó định bỏ học đi làm thuê lấy tiền giúp đỡ nhưng chúng tôi không cho nên nó lại gắng tiếp tục học, giờ nó đậu đại học không biết rồi sẽ tính sao đây…” – bà Phụng ngắt giữa chừng câu nói rồi thở dài. Những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt già nua đến tội nghiệp. Tôi cảm nhận được những giọt nước mắt bất lực của một người đã gần đất xa trời sao mà xót xa đến thế.

Nói về Hoa- cô học trò nghèo, cô giáo Hà Thị Lệ Thủy, giáo viên chủ nhiệm của Hoa chia sẻ: “Hoa thật sự là một học sinh đầy nghị lực. Hoàn cảnh như vậy nhưng em luôn cố gắng vươn lên. Kết quả kỳ thi vừa qua là cả một sự nỗ lực lớn. Nhiều lần em có ý định bỏ học để đi làm thuê lấy tiền nuôi ông bà nhưng nhà trường luôn động viên em để em tiếp tục đến trường. Không có tiền để đi thi, tôi phải đóng tiền lệ phí thi cho em và đưa đón em những ngày thi quốc gia. Chỉ mong sao em đậu đại học để thoát khỏi cái nghèo và cũng là bù đắp những nỗ lực, cố gắng bấy lâu của em”.

Chiều nay, trong cái nắng chói chang, Hoa lại vội vàng bắt xe lên thành phố để kịp cho ngày làm việc. 18 tuổi, cô bé đã phải bươn trải mưu sinh giữa cuộc đời, chắt chiu từng đồng tiền rửa bát, dọn dẹp để có tiền mong bước chân vào giảng đường…Rồi đây những đồng tiền rửa bát không biết có đủ nuôi giấc mơ của cô nữ sinh mồ côi tội nghiệp này hay không....

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về

1. Mã số 2255: Em Nguyễn Thị Hoa, thôn Ngọc Trì, xã Đại Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa

SĐT: 0985.265.814

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

- Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí

Số Tài khoản : 26110002233886

Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

- Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri

Account Number : 26110370888868

Swift Code : BIDVVNVX261

Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Nguyễn Thùy