TPHCM:

Nhà đầu tư “giàu có” khu vực Châu Á nỗ lực cân bằng “rủi ro-kỳ vọng”

Một nghiên cứu về Chỉ số Chấp nhận Rủi ro của nhà đầu tư vừa được Manulife tiến hành tại 5 thị trường giàu có nhất Châu Á gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và Nhật Bản cho thấy các nhà đầu tư tại Trung Quốc rất mạo hiểm.

Trong khi đó, cũng từ khảo sát chuyên ngành này cho biết,  các nhà đầu tư Nhật Bản lại rất thận trọng với rủi ro. Và một điều “oái oăm” khác đó là dù các nhà đầu tư trong khu vực muốn né tránh rủi ro nhưng cách họ đầu tư lại hoàn toàn trái ngược…

manulife-cuocsonguocmo-ngay-11-8-2015-cdf55

Các nhà đầu tư Trung Quốc “sẵn sàng” chấp nhận mức rủi ro cao nhất

Kết quả của cuộc khảo sát được sử dụng để phát triển Chỉ số Chấp nhận Rủi ro Manulife, xếp hạng các thị trường trong khu vực dựa trên thái độ của nhà đầu tư đối với rủi ro, tỷ lệ phân bổ các loại tài sản hiện tại của các hộ gia đình, ưu tiên đối với các loại cổ phần và cách thức đầu tư vào các quỹ tương hỗ.

Cuộc khảo sát này cũng cho thấy mức độ chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư trong khu vực trái ngược với cách họ đầu tư, các nhà đầu tư cho thấy họ mong muốn các khoản đầu tư ổn định trong khi thực tế nhiều người lại chọn đầu tư vào những công cụ đầu tư có nhiều rủi ro.

Cụ thể, cuộc khảo sát cho thấy nếu xét về cách phân bổ tại sản hiện tại, các nhà đầu tư Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao nhất trong số các thị trường giàu nhất châu Á, họ nắm giữ tỷ lệ lớn các loại tài sản nhiều rủi ro trong danh mục tài sản của gia đình (44% so với 32% ở Nhật Bản).

Thêm vào đó, mặc dù gần 1/3 các nhà đầu tư Trung Quốc có lo ngại về sự không ổn định thị trường (29%), họ vẫn có mức độ chấp nhận rủi ro cao nhất trong số 5 thị trường tiến hành nghiên cứu khi họ đầu tư vào các cổ phiếu giá trị nhỏ có rủi ro cao hơn (27% so với chỉ 12% ở Nhật Bản).

Ngược lại, các nhà đầu tư Nhật Bản lại có mức chấp nhận rủi ro thấp nhất và cũng bảo thủ nhất trong bảng cân đối tài sản, nắm giữ 41% tài sản dưới dạng tiền mặt. Mặc dù họ chọn đầu tư vào cổ phiếu, nhưng các nhà đầu tư Nhật Bản lại thích đầu tư vào các cổ phiểu giá trị lớn (blue chip) ổn định hơn là các cổ phiếu giá trị nhỏ với rủi ro cao hơn (75% so với chỉ 51% ở Trung Quốc).

Phân tích sâu hơn về những phản ứng khác nhau đối với rủi ro của 2 thị trường, cuộc khảo sát đã cho thấy các nhà đầu tư Trung Quốc thường tiến hành những khoản đầu tư một lần, họ mong muốn tận dụng sức nóng của thị trường để đạt được những khoản lợi nhuận ngắn hạn. Trong khi đó, các nhà đầu tư Nhật Bản có xu hướng đầu tư với những khoản góp đều đặn và tiếp cận một cách có kỷ luật hơn. Họ cũng ít quan tâm đến việc tận dụng các cơ hội nhất thời của thị trường để đầu tư – một cách đầu tư vốn hiếm khi thành công.

Ông Ronald CC Chan, GĐ Điều hành Đầu tư Cổ phiếu ở Châu Á (không tính Nhật Bản) cho biết: “Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Trung Quốc gần đây có thể được xem như lời cảnh báo đổi với các nhà đầu tư mạo hiểm. Nhiều nhà bình luận dự báo thị trường chứng khoán Trung Quốc đang trong thời kỳ phát triển bong bóng vào giữa tháng 3/2015. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn tiếp tục tích góp vay thêm 1 tỷ RMB để phục vụ cho các khoản đầu tư ngắn hạn vào các cổ phiếu giá trị cao trước khi thị trường đạt mức đỉnh điểm vào giữa tháng 6 và bắt đầu giảm đáy. Kết quả là hơn 3,4 tỉ USD giá trị cổ phiếu đã bốc hơi trong khoảng thời gian 3 tuần”.

Ông Micheal Dommermuth, Phó Chủ tịch Điều hành, Giám đốc Quản lý Tài sản của Công ty Quản lý Quỹ Manulife Châu Á giải thích: “Điều này không có nghĩa là các nhà đầu tư nên tránh rủi ro. Việc quá an toàn giống như nhiều nhà đầu tư Nhật Bản và quá lo ngại rủi ro có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng tạo ra nguồn thu nhập đủ lớn cho tuổi hưu để duy trì mức sống. Ngoài ra, chúng tôi tin rằng các nhà đầu tư nên cân nhắc xây dựng danh mục đầu tư đa dạng, phù hợp với khả năng chấp nhận rủi ro của mình và có khả năng thu lợi nhuận tương ứng với mức độ rủi ro đó.”

anh-san-pham-minh-hoa-ecaae

Mức độ chấp nhận rủi ro trái ngược với cách thức đầu tư

Cuộc khảo sát cho thấy tại các thị trường giàu nhất ở Châu Á, các nhà đầu tư thường cho thấy mức độ chấp nhận rủi ro trái ngược với hành động đầu tư của họ.

Các nhà đầu tư tại 4 trong 5 nước được khảo sát xếp hạng lợi nhuận cam kết và  bảo toàn nguồn vốn là 2 vấn đề họ cân nhắc nhiều nhất khi quyết định đầu tư. Tuy nhiên, các nhà đầu tư ở các thị trường này cũng xếp hạng cổ phiếu và cổ phần là những công cụ đầu tư được ưa chuộng nhất trong khi đây không phải là công cụ đầu tư ít rủi ro nhất xét về phương diện mức lợi nhuận được đảm bảo.

Trong khi các nhà đầu tư Trung Quốc được xếp đứng đầu trong Chỉ số Chấp nhận Rủi ro, thì hơn một nửa nhà đầu tư tại đây (52%) cho biết họ muốn nhìn thấy thu nhập được đảm bảo khi cân nhắc một khoản đầu tư mới. Con số này ở Nhật Bản chỉ là 20% mặc dù các nhà đầu tư Nhật Bản có mức chấp nhận rủi ro thấp nhất.

Sự mâu thuẫn giữa thái độ và hoạt động đầu tư cho thấy các nhà đầu tư Nhật Bản hiểu biết tốt hơn về mức độ chấp nhận rủi ro cần thiết để có được danh mục đầu tư đa dạng và cân bằng nhưng họ không sẵn sàng chuyển đổi một phần tiền mặt để đạt được hiệu quả đầu tư lớn hơn.

Hồng  Kông, Đài Loan và Singapore được lần lượt xếp hạng 2, 3, 4 trong Chỉ số Chấp nhận Rủi ro, điều này cho thấy một sự mâu thuẫn khác giữa mức độ chấp nhận rủi ro và hoạt động đầu tư thực tế.

Rộng hơn, nhà đầu tư ở các thị trường giàu có nhất Châu Á lo ngại về khả năng đưa ra những quyết định đầu tư sai lầm, hầu hết họ đều cho rằng đây là nguyên nhân hàng đầu khiến họ không có những khoản đầu tư mới.

untitled-f457e

Thông tin về Chỉ số Chấp nhận Rủi ro của Manulife

Chỉ số chấp nhận rủi ro của Manulife được đo lường và xếp hạng 5 vùng lãnh thổ giàu có nhất tại châu Á dựa trên quan điểm của các nhà đầu tư đối với rủi ro. Điều này được đánh giá một cách cụ thể dựa trên sự phân bổ tài sản hiện có của các hộ gia đình, sự ưu tiên cho các loại cổ phần và cách thức đầu tư vào quỹ tương hỗ.

Tỷ lệ chấp nhận rủi ro để phân bổ tài sản của các hộ gia đình được tính bằng cách lấy % của các nhà đầu tư tại mỗi thị trường - những người nắm giữ các tài sản rủi ro cao hơn (Đầu tư bất động sản; Quỹ tương hỗ; Cổ phiếu; ETFs ) so với % của các nhà đầu tư nắm giữ các tài sản rủi ro thấp (tiền mặt/tiền gửi; tiền gửi bằng ngoại tệ; bảo hiểm; đầu tư thu nhập cố định).

Tỷ lệ chấp nhận rủi ro đối với cổ phiếu ưa chuộng được tính bằng cách lấy % của các nhà đầu tư tại mỗi thị trường – những người thích cổ phiếu tăng trưởng/ cổ phiếu thị giá thấp (penny stock) so với % của các nhà đầu tư những người thích các cổ phiếu blue - chip.

Tỷ lệ chấp nhận rủi ro cho các khoản đầu tư vào các quỹ tương hỗ được tính bằng cách lấy % của các nhà đầu tư tại mỗi thị trường – những người đầu tư một lần vào các quỹ so với % của các nhà đầu tư thực hiện đầu tư thường xuyên và những người vừa đầu tư thường xuyên và đầu tư một lần.