“Nở rộ” nhu cầu sử dụng internet băng thông rộng

Thị trường cáp quang bùng nổ từ tháng 4/2013, cả nước mới có 210.000 thuê bao cáp quang thì đến tháng 4/2016 con số này đã là 4,5 triệu, gấp 21 lần chỉ sau 3 năm.

Việt Nam hiện đang dần được bao phủ dày đặc bởi internet, khi tính đến hết tháng 6, cả nước có 8,19 triệu thuê bao internet cố định, gồm cả cáp đồng (ADSL) và cáp quang (FTTx), tăng gấp đôi so với năm 2011 (4,08 triệu thuê bao). Độ phủ (số đường băng rộng/hộ gia đình) đạt 37%, tức cứ 3 hộ gia đình thì có hơn một hộ sử dụng băng thông rộng cố định.

“Nở rộ” nhu cầu sử dụng internet băng thông rộng - 1

Thêm vào đó, với 36,28 triệu thuê bao internet băng rộng di động tính đến cuối năm 2015, người dùng Việt có thể sử dụng, trải nghiệm internet cho mọi nhu cầu của mình ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào. Việc liên tục khởi chạy các video mới được tải lên mạng, các ứng dụng ngày càng lớn buộc phải có internet mạnh để tải xuống; các email luôn được đính kèm nhiều tệp nặng, các ứng dụng đám mây và chia sẻ buộc phải liên tục duy trì kết nối internet tốc độ cao để có thể xem và làm việc… Tất cả phát sinh nhu cầu sử dụng đường truyền băng thông rộng tăng mạnh.

Nhu cầu người dùng ngày càng lớn đã tạo điều kiện cho các công nghệ nâng cao tốc độ internet như cáp quang nhanh chóng được phổ cập tại Việt Nam và trở thành xu thế chính của các nhà cung cấp lớn như VNPT, Viettel, FPT…Việc đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ cũng như tăng cường các gói băng thông tốc độ cao cũng đều không gây ra sự chênh lệch giá cước lớn.

Anh Thanh Phương (quận 5, TP.HCM) cho biết: “Trong hơn 10 năm sử dụng dịch vụ internet, nhu cầu của gia đình tôi tăng tỷ lệ thuận theo quá trình thay đổi hình thức và chất lượng cung cấp dịch vụ, từ ADSL, FTTH, cáp đồng, đến cáp quang. Và nay, mặc dù đang rất hài lòng với dịch vụ cáp quang của nhà mạng cung cấp nhưng do tiện ích trên Internet gia tăng nên gia đình lại có mong muốn sử dụng năng thông mở rộng hơn nữa”.

“Nở rộ” nhu cầu sử dụng internet băng thông rộng - 2

Thị trường cáp quang bùng nổ từ tháng 4/2013, cả nước mới có 210.000 thuê bao cáp quang thì đến tháng 4/2016 con số này đã là 4,5 triệu, gấp 21 lần chỉ sau 3 năm. Trong các nhà mạng lớn, FPT Telecom đã có sự trỗi dậy mạnh về mức tăng trưởng thuê bao trong năm 2015. Cụ thể, năm 2014, FPT Telecom mới chiếm 6% thị phần, trong khi con số năm 2015 ghi nhận là 25,4%. Với mức tăng trưởng thuê bao lên tới 1.900%, thị phần thuê bao cáp quang của Viễn thông FPT tăng hơn 4 lần so với năm 2014, cùng các động thái không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và công tác chăm sóc khách hàng, bên cạnh đó, hạ tầng đã và đang được đầu tư nâng cấp toàn bộ sang hạ tầng cáp quang tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước cũng như tăng cường băng thông kết nối quốc tế để đảm bảo sự ổn định và tốc độ truyền dẫn.Những con số này là minh chứng cho thấy nhu cầu sử dụng internet băng thông rộng hiện nay của người tiêu dùng là rất lớn và sẽ ngày càng tăng cao hơn nữa.

“Nở rộ” nhu cầu sử dụng internet băng thông rộng - 3

Bên cạnh, FPT Telecom còn đặt mục tiêu đạt khoảng 500.000 thuê bao sử dụng IPV6 vào năm 2016,đơn vị luôn nỗ lực không ngừng phấn đấu để trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và theo kịp sự dịch chuyển của nền kinh tế số nên việc chuyển đổi sang IPv6 sẽ là động lực để công ty thực hiện cải tiến và nâng cấp hạ tầng để không là rào cản cho các dịch vụ do FPT Telecom cung cấp. Đây cũng là giai đoạn dài nhất, quan trọng nhất, quyết định kết quả cuối cùng trong việc thực hiện mục tiêu tổng thể quốc gia về triển khai ứng dụng công nghệ IPv6 trong hoạt động mạng Internet Việt Nam.Khi internet đang trở nên một nhu cầu thiết thực và hầu hết hoạt động của con người đều diễn ra và liên quan mật thiết đến không gian mạng thì việc cạnh tranh bằng nâng cấp đường truyền tốc độ cao hơn, không chỉ là câu chuyện của nhà mạng mà còn là của mỗi khách hàng sử dụng internet cho công việc và hoạt động của mình. Sự phát triển mạnh mẽ của internet tại Việt Nam là một tiền đề và là kết quả tốt của việc phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ.

PV