Những điều cần lưu ý khi chụp ảnh (Phần 1)

(Dân trí) - Nếu bạn luôn sử dụng cùng một máy ảnh và cùng một môi trường chụp thì lời khuyên này không dành cho bạn. Để bắt đầu cho một buổi chụp bạn cần kiểm tra kỹ các thiết lập trên máy để phù hơp cho mỗi buổi chụp, các thiết lập quan trọng cần lưu ý như: ISO, khẩu độ, tốc độ, cân bằng trắng… tùy vào ý đồ chụp mà chọn thiết lập phù hợp.

Để các bức ảnh của bạn được chụp ngày càng hoàn thiện hơn, những chia sẻ dưới đây được sưu tầm và chọn lọc từ lời khuyên của các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiêp ở hầu hết các lĩnh vực. Bạn không cần thuộc lòng tất cả mà hãy thử nghiệm từ bước một để rút ra cho bản thân một bài học kính nghiệm hữu ích từ kinh nghiệm của các chuyên gia. Trong bài tập thứ 1, chúng tôi hướng dẫn đến bạn cách để reset và kiểm tra thiết lập máy trước khi bắt đầu chụp.

Để bắt đầu hành trình phiêu lưu cùng những bức ảnh, điều quan trọng là bạn cần biết cách thiết lập và sử dụng chiếc máy ảnh chứ không phải là các nguyên tắc nhiếp ảnh.

Để thành thạo trong việc chụp được một bức ảnh như ý thì đòi hỏi bạn cần biết thiết lập máy ảnh, đôi khi việc này làm bạn cảm thất khó chịu vì mấy thời gian và quá nhiều thao tác. Nhưng nếu bạn muốn kiểm soát hoàn toàn một thao tác chụp để có được bức ảnh như ý thì trước tiên bạn cần hiểu thiết bị sau đó là kỹ thuật chụp rồi mới có thể nói đến việc sáng tạo.

Kiểm soát độ phân giải và chất lượng ảnh

Khi nói đến các định dạng ảnh như RAW, JPEG thì chắc chắn là định dạng RAW ưu việc hơn JPEG do đây là định dạng ảnh không nén giúp ảnh linh hoạt hơn trong việc tinh chỉnh sau này. Điểm yếu duy nhất là ảnh RAW có dung lượng lớn hơn nhiều lần so với ảnh JPEG. Trong hầu hết các trường hợp, thì định dạng JPEG cũng đã quá đủ để sử dụng. Do đó, nếu bạn cần an toàn trong mỗi bức ảnh thì hãy chọn RAW, trong khi đó, sự tiện dụng của ảnh JPEG là lựa chọn đơn giản cho hầu hết các trường hợp.

Những điều cần lưu ý khi chụp ảnh (Phần 1) - 1

Hiện nay khả năng khử noise khi sử dụng ISO cao được những máy ảnh mới giải quyết tốt và nhiều nhà nhiếp ảnh sử dụng ISO cao để tạo tính nghệ thuật cho ảnh hoặc đơn giản là tận dụng tốc độ chụp trong vài trường hợp cụ thể. Nhưng trước khi bạn hiểu rõ được thông số ISO hoặc hiểu được khả năng của máy ảnh thì tốt nhất nên đặt ISO ở mức an toàn từ 100-400 với các máy ảnh tương đối cũ và dưới 1600 vói các máy ảnh mới hơn.

Chế độ cân bằng trắng, tốt nhất nên để tự động, tuy nhiên trong các điều kiện chụp cụ thể trong môi trường ánh sáng không đổi thì bạn có thể sử dụng các thiết lập có sẵn trên máy như Cloudy (trời âm u) hay Tungsten (ánh sáng đèn tóc)…

Điều khiển

Trong hầu hết các thao tác điều khiển thì việc kiêm soát được tốc độ màn trập và độ mở ống kính là quan trọng nhất. Việc khiểm soát hai thông số này không chỉ giúp bạn kiểm soát được ánh sáng mà còn ảnh hưởng đến các hiệu ứng của bức ảnh. Khẩu độ kiểm soát độ sâu của trường ảnh, sử dụng nhiều ở các chế độ chân dung, phong cảnh, tĩnh vật.

Những điều cần lưu ý khi chụp ảnh (Phần 1) - 2

Trong khi đó tốc độ màn trập giúp bạn bắt dính hình ảnh chuyển động nhanh hoặc chụp chậm để diễn tả sự chuyển động hối hả hoặc phơi sáng. Bạn có thể sử dụng chế độ A (Aperture) hay S (Shutter) để kiểm soát 1 trong 2 thông số hoặc sử dụng chế độ M để có thể tự do tùy chỉnh hoàn toàn nếu đã nhiều kinh nghiệm.

Thiết lập đúng chế độ chụp và đo sáng

DSLR cung cấp một loạt những chế độ chụp tự động, từ chế độ tự động hoàn toàn đến các chế độ bán tự động A (Aperture) và S (Shutter)… các chế độ này đơn giải là giúp bại chụp ảnh luôn đúng sáng thông sự các chế độ đo sáng trên máy. Có 3 chế độ đo sáng chính: đo sáng điểm (Spot – đo sáng tại điểm lấy nét), đo sáng đa điểm (Multi-zone – còn gọi là đo sáng vùng), đo sáng trung tâm (Centre-weighted Average).

Những điều cần lưu ý khi chụp ảnh (Phần 1) - 3

Chế độ đo sáng Multi-zone đo sáng được khuyên dùng trong hầu hết các trường hợp, đo sáng điểm spot lấy sáng chính xác ngay điểm lấy nét, trong khi lấy sáng trung tâm chính là sẽ phù hợp hơn với chế độ chụp chân dung với độ sáng chuyển dần từ trung tâm ra ngoài khung ảnh.

Thiết lập chế độ lấy nét

Hầu hết các máy ảnh DSLR có 2 chế độ lấy nét cơ bản là (single-servo) lấy nét điểm và continuous-servo (bắt nét đối tượng chuyển động). Các máy ảnh mới hơn còn có thêm chế độ lấy nét theo điểm (single-point AF) hoặc lấy nét tự động (Auto hoặc AI), One Shot (lấy nét lại sau mỗi lần chụp), AI Focus lấy nét tự động, AI servo bắt nét tự động. Do mỗi dòng máy ảnh có hỗ trợ cơ chế lấy nét khác nhau nên bạn tự tìm hiểu và khám phá dự trên 2 chế độ lấy nét cơ bản.

    Cẩm An