Khốn khổ vì dùng Internet… cưỡng ép

Để tạo sự hấp dẫn thu hút khách hàng, mỗi nhà mạng đưa đưa ra một kiểu điểm mạnh (giá cả, chất lượng, chính sách…) để truyền thông sản phẩm, dịch vụ. Nhưng nói được và làm được là hai việc hoàn toàn khác nhau.

Mới chuyển về nhà mới, chị Lan (quận Đống Đa, HN) muốn lựa chọn một đường truyền Internet mới cho căn hộ của mình. Tiêu chí của chị là dù có đắt một chút nhưng miễn là tốt và ổn định. Tìm hiểu trên mạng, chị như bị rơi vào mê cung bởi nhà mạng nào cũng quảng cáo dịch vụ của mình là tốt nhất.                                                                             

 

Trong khi đó, chị Hồng - nhân viên văn phòng của một công ty nước ngoài - đang sống trong một chung cư cao cấp ở Hà Nội, nơi đã ký hợp đồng độc quyền cung cấp dịch vụ Internet. Do đó, muốn dùng Internet, chị chỉ có 2 lựa chọn: hoặc là 3G với giá đắt: tải một bộ phim hết vài trăm ngàn đồng, hoặc là dùng mạng theo sự “xếp đặt” của Ban quản lý chung cư. Sau khi buộc phải lựa chọn phương án rẻ hơn, chị Hồng vẫn chưa hài lòng: “Dịch vụ Internet tệ quá. Mỗi lần có sự cố, tôi gọi cho ban quản lý cũng phải vài ngày mới có người đến xử lý, thậm chí, có lúc họ không khắc phục được, mất mạng một vài ngày là bình thường.”

 

Các trường hợp nói trên đều có điểm chung là họ chưa tìm hiểu đánh giá chất lượng dịch vụ truy cập Internet do Cục Viễn thông (thuộc Bộ Thông tin truyền thông) thực hiện định kì hàng năm. Theo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), hiện có hơn 50 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Ngoài các doanh nghiệp lớn như FPT Telecom, Viettel, VNPT… thì các ISP nhỏ vẫn khai thác thị trường ngách với các gói cước giá rẻ, băng thông thấp. Khách hàng thì có tâm lý chuộng giá rẻ nên sẽ gặp không ít phiền toái.
 

 

Khốn khổ vì dùng Internet… cưỡng ép


Hàng năm, Cục Viễn thông (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) vẫn tiến hành kiểm tra chất lượng các dịch vụ viễn thông của các ISP,  nhằm khẳng định chất lượng đảm bảo của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Vì vậy, đối với các dịch vụ, đơn vị chưa được kiểm định, khách hàng cần tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn, không nghe hoàn toàn theo quảng cáo kiểu chất lượng tuyệt hảo, giá cả siêu bình dân.

 

Bà Bùi Hồng Yến, Trưởng Ban Viễn thông và Bảo đảm chất lượng của FPT Telecom - 1 trong 3 ISP hàng đầu tại Việt Nam khẳng định: “Hoạt động kiểm tra định kỳ thường niên chất lượng dịch vụ Internet của Cục viễn thông là vô cùng cần thiết, nhằm giúp khách hàng hiểu hơn về chất lượng dịch vụ của các nhà mạng, từ đó có sự lựa chọn tốt nhất với chi phí mình bỏ ra. FPT Telecom luôn coi chất lượng dịch vụ là giá trị cốt lõi và ưu thế cạnh tranh trên thị trường viễn thông hiện nay. Vì vậy, toàn bộ hoạt động kinh doanh, khai thác dịch vụ, chăm sóc khách hàng của FPT Telecom đều tuân thủ phù hợp với tiêu chuẩn ngành và luôn đặt mục tiêu hàng đầu là hướng tới khách hàng.”

 

Theo kết quả đo kiểm của Cục Viễn thông năm 2012, vừa công bố ngày 6/11, dịch vụ truy cập Internet băng rộng (ADSL) của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ngành. Nội dung công bố chất lượng dịch vụ trên website của FPT Telecom (www.fpt.vn) và thực hiện niêm yết Bản công bố chất lượng dịch vụ và Danh mục các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ tại các điểm giao dịch của FPT Telecom phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2011/BTTTT và Bản công bố chất lượng số 04/FTEL ngày 16/4/2012 mà FPT Telecom đã gửi Cục.

 

Bà Yến cũng cho biết thêm, FPT Telecom đã tham gia vào 2 dự án cáp quang biển. Dự án tuyến cáp quang biển liên lục địa Á – Mỹ AAG đã đi vào khai thác được gần 4 năm và mới đây là tuyến cáp quang biển Châu Á Thái Bình Dương APG. FPT Telecom vẫn đang tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào một tuyến cáp biển nữa để phục vụ nhu cầu sử dụng và đảm bảo an toàn mạng lưới, đảm bảo chất lượng dịch vụ internet cho khách hàng.
 
Lan Anh