Vì con trẻ cần dinh dưỡng sạch

Bà mẹ nào cũng cố gắng chăm chút cho nguồn dinh dưỡng của con trẻ để không chỉ nuôi lớn và mà còn thêm dưỡng chất bổ trợ cho quá trình phát triển trí lực và thể lực của trẻ.

Và họ tìm đến những loại thực phẩm bổ dưỡng, thậm chí đắt tiền như là giải pháp tối ưu để chăm sóc trẻ. Nhưng thực phẩm tươi ngon, giàu dưỡng chất liệu đã đủ đầy dinh dưỡng cho trẻ? Để hiểu thêm về chủ đề này hãy cùng tham khảo cuộc trò chuyện dưới đây với bác sỹ Nguyễn Trận - Bác sĩ điều trị của Bệnh Viện Hoàn Mỹ, TPHCM.

Vì con trẻ cần dinh dưỡng sạch - 1

Thưa bác sĩ, chúng ta có quá nhiều tài liệu để hướng dẫn các bà nội trợ chọn thực phẩm tươi ngon. Nhưng dường như lại rất ít thông tin về thực phẩm sạch, hay nói cách khác là làm thế nào để có nguồn “dinh dưỡng sạch”. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Đúng vậy. Nếu bạn đọc các tạp chí dành cho gia đình hay cho phụ nữ, tất cả những món sơn hào hải vị đều được dạy với hình ảnh và công thức chế biến rất đầy đủ. Đó là điểm mạnh của đời sống hiện đại. Không thiếu gì cả. Nếu không có, lên google search cũng sẽ ra. Nhưng, chúng ta chỉ mới tập trung quan tâm đến điều kiện CẦN – là nguồn thực phẩm tươi ngon, mà quên điều kiện ĐỦ để nuôi dưỡng trẻ là NGUỒN DINH DƯỠNG SẠCH.

Vậy, thế nào là nguồn dinh dưỡng sạch, thưa ông ?

Đời sống hiện đại ngày nay giúp bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều nguồn cung cấp thực phẫm sạch. Nhưng đó chỉ là đầu vào. Trước - trong và sau quá trình chế biến, bạn đã làm gì với nguồn thực phẫm sạch đó ? Bạn có biết rằng bếp dù đã chùi rữa rất sạch sẽ , gọn gàng hàng ngày như nó vẫn là ổ bệnh nhạy cảm nhất trong nhà vì hàng ngày có hàng triệu vi khuẩn từ thực phẫm sống, bàn tay người, môi trường bên ngoài .. đang ủ bệnh và chờ dịp lây lan. Bạn có biết thớt nhà bạn , thật ra số lượng vi khuẩn có khi hơn 1 chiếc bệ toa-lét, chiếc giỏ - hay túi nilông đi chợ - bạn đang dùng thực phẫm đang chứa Ecoli – khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột, khiến con bạn có thể bị tiêu chảy và nếu như trẻ trong độ tuổi từ 1-10 thì nguy cơ bị tiêu chảy có thể làm giảm chỉ số IQ và chiều cao của trẻ ?...

Dinh dưỡng sạch không hẳn đến từ sơn hào hải vị, dinh dưỡng sạch đến từ hành vi của Mẹ - của người chế biến thức ăn và thói quen trước khi ăn của cả gia đình : phải SẠCH KHUẨN từ BÀN TAY.

Thưa bác sĩ, như vậy dù dùng thực phẩm bổ dưỡng như “bào ngư vi cá” nhưng vẫn chưa chắc là bổ?

Có một điều thú vị khi quan sát thói quen ăn uống của gia đình tôi thấy hầu như món khoái khẩu của mọi người đều liên quan đến bàn tay. Nói chính xác hơn là ăn bốc ! Trẻ thích gà rán, cá viên chiên ..và thích dùng tay để bốc hay cho vào miệng nhấm nháp; Mẹ thì thích ăn trái cây, gỏi cuốn để giảm cân ; Bố thích các món nhấm như khô bò, khô mực… Nhưng có bao nhiêu % người rửa tay trước khi ăn? Chỉ có 12,8% dân số rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn - đó là kết quả điều tra từ Cục Y tế dự phòng và Môi trường Việt Nam. Như vậy, chúng ta đang ăn hay đang giúp vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể?

Làm bác sỹ ai cũng gặp những tình huông rất đặc biệt trong những ngày Tết. Về vấn đề dinh dưỡng và bệnh đường tiêu hóa, chắc bác sỹ cũng gặp không ít? Bác sỹ có thể chia sẻ một vài trường hợp?

Nhiều lắm. Bởi vì ngày Tết mọi người thường ăn kết hợp rất nhiều món, đôi khi là không hợp với nhau, gây chướng bụng. Cũng có nhiều trường hợp là do đồ ăn không sạch, cách chế biến không đảm bảo “dinh dưỡng sạch” cũng dẫn đến phải vào bệnh viện. Năm trước, tôi gặp một trường hợp cháu bé phải cấp cứu vì tiêu chảy. Hỏi kỹ bà mẹ mới biết là cháu cứ bốc món này rồi lại ăn qua món khác mà không chịu rửa tay. Tôi có hỏi thêm thì mẹ cháu mới ngộ ra từ trước đến giờ mình quên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chế biến thức ăn, cũng như quên nhắc mọi người rửa tay trước khi ăn. Hậu quả là đến Tết là hầu như gia đình nhà nào cũng có nạn nhân bị rối loạn tiêu hóa!

Hẳn là bác sỹ sẽ có những kinh nghiệm quan trọng cho gia đình về “dinh dưỡng sạch”, phải không ạ?
 
Nhà tôi thì ăn uống đơn giản lắm. Cả nhà đều ý thức được việc phải làm sao cho món ăn tươi, ngon và được chế biến thật sạch sẽ. Cả nhà, kể cả cháu ngoại tôi, cũng đều đã quen với việc, trước khi ngồi vào bàn ăn thì rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn. Cháu còn nhắc ông ngoại, ông ơi, ông phải rửa hai mu bàn tay trước rồi mới rửa tới kẽ ngón tay, rồi rửa lòng bàn tay và các đầu móng. Ở trường cháu được dạy rất kỹ. Thấy trẻ em bây giờ thông minh và rất văn minh, mình cũng ấm lòng.

Đầu xuân mới, bác sỹ có lời khuyên nào cho độc giả không ạ?

Tôi chỉ khuyên mọi người hãy hiểu đúng khái niệm về thực phẩm và dinh dưỡng sạch. Hiểu đúng điều kiện CẦN và ĐỦ cho một bữa ăn hoàn chỉnh. Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn chỉ là hành động nhỏ, chúng ta dành cho nó khoảng 30s giây nhưng giúp bạn và gia đình giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh. Con trẻ khỏe hơn và mọi gia đình đều vui vẻ, ấm áp!

Cảm ơn bác sỹ và chúc ông năm mới an lành!