Uống thuốc khi trời nóng

Trong điều kiện bình thường, thuốc tác động lên cơ thể theo như hướng dẫn điều trị nhưng khi thời tiết nắng nóng, tác dụng của thuốc có thể thay đổi đến mức gây nguy hiểm cho tính mạng.

Nhóm thuốc cần chú ý

 

Theo các dữ liệu hiện nay, thuốc có thể thay đổi tác dụng do thời tiết nắng nóng nếu không được bảo quản và sử dụng đúng. Một vài cách sử dụng có thể làm rối loạn cơ chế thích nghi của cơ thể với sức nóng hoặc cản trở ý thức về cảm giác khát, gây mất nước nghiêm trọng.

 

Dưới đây là tác dụng ngược của một số nhóm thuốc khi thời tiết nắng nóng:

 

- Nhóm thuốc lợi tiểu: Gây rối loạn hydrat hóa và các chất điện giải như nhóm thuốc lợi tiểu

 

- Nhóm thuốc giảm đau, kháng sinh: Có thể làm thay đổi chức năng thận như nhóm kháng viêm giảm đau không steroid (NSAID), nhóm giảm đau chống COX-2, thuốc ngăn chặn các enzym chuyển đổi angiotensine, đối kháng thụ thể angiotensine, một số thuốc kháng sinh và kháng virus.

 

- Nhóm điều trị bệnh mãn tính: các nhóm thuốc muối lithium, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc chống động kinh, một số thuốc chống đái tháo đường dạng uống và thuốc giảm cholesterol, thuốc chống parkinson cũng tạo ra tác dụng dưới sức nóng…

 

- Nhóm thuốc an thần: Một số thuốc có thể làm thay đổi sự điều hòa thân nhiệt như thuốc an thần, một số thuốc chống trầm cảm…

 

- Một số thuốc gián tiếp làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng như các thuốc trị cao huyết áp, thuốc trị viêm họng…

 

- Hóa mỹ phẩm: Một số sản phẩm có thể bị giảm hiệu quả dung nhận hoặc gây ra các phản ứng tại chỗ. Đặc biệt, nếu tiếp xúc với nắng, cấu trúc phân tử của các thành phần trong hóa mỹ phẩm sẽ gây ra nhiều phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

 

Tại Pháp, sau một mùa hè nắng nóng đột xuất năm 2003, thuốc giảm tác dụng hoặc tác dụng phụ không mong muốn không chỉ ảnh hưởng đến kết quả điều trị mà còn gây ra 15.000 ca tử vong cho những người cao tuổi.

Lời khuyên cho người dùng thuốc

 

- Không nên tự ý mua thuốc

 

- Nếu càng sửa dụng, bệnh càng nặng thêm nên ngưng dùng để tham khảo thêm ý kiến bác sĩ điều trị. Từ đó thẩm định hiệu quả và tai biến của thuốc trên cơ địa người bệnh nhạy cảm với sức nóng.

 

- Đặc biệt thận trọng với đối tượng là người cao tuổi vì thường phải dùng dài ngày nhiều loại thuốc. Nếu lâu ngày không dùng thuốc trị bệnh, nay mắc lại bệnh cũ thì không nên sử dụng toa thuốc đã có sẵn mà nên đi khám bác sĩ để được điều trị theo tình trạng bệnh và cơ địa hiện tại để tạo sự cân bằng giữa thuốc điều trị và sự đáp ứng của cơ thể.

 

- Việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc luôn là điều cần thiết.

 

Bảo quản thuốc

 

- Nhà nào cũng đều có tủ thuốc gia đình và việc để thuốc trong điều kiện nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng điều trị của thuốc.

 

- Với những thuốc cần bảo quản lạnh từ 2 – 8 độ C thì việc bảo quản ở tủ lạnh là điều bắt buộc và chỉ lấy ra ngoài vài phút khi cần sử dụng.

 

- Với thuốc cần giữ ở nhiệt độ 25 – 30độC thì không nên giữ thuốc ở nhiệt độ cao trong thời gian dài và kiểm tra hạn dùng thuốc.

 

- Một vài dạng thuốc nhạy cảm với nhiệt độ như tọa dược, viên đặt âm đạo, kem bôi thì cần chú ý việc nóng chảy dạng thuốc sẽ làm thay đổi hoạt tính.  

Theo Sức khỏe & Đời sống