Trả lại cho bé niềm vui ăn uống

50% trẻ em Việt Nam thiếu hụt các vitamin A, B1, C, D và Sắt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nếu con bạn biếng ăn, rất nhiều khả năng bé đang nằm trong nhóm trẻ này.

Kết quả nói trên có từ Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trẻ em Việt Nam và Đông Nam Á (SEANUTS) vào đầu tháng 2 năm 2013. Cũng theo báo cáo SEANUTS, các nguyên nhân chủ yếu là: sự thiếu hụt kiến thức dinh dưỡng của cha mẹ và những người chăm sóc; trẻ ít vận động ngoài trời vào giờ có nắng nhiều (phổ biến ở trẻ em thành phố) và việc ép trẻ ăn.

Vòng luẩn quẩn đáng sợ

Nếu bạn thuộc nằm lòng những thành phần dinh dưỡng, khẩu phần ăn cần thiết cho lứa tuổi của con mình, nếu bạn đang hàng ngày bỏ công sức nấu nướng, chế biến bữa ăn cầu kỳ cho con mà bé vẫn biếng ăn và không đủ chỉ tiêu cân nặng, có phải bạn đang vướng vào việc ép con ăn? Bạn đang mải miết và khổ sở đi trong vòng luẩn quẩn: không ép thì con không ăn, lại không đủ chất, không tăng cân và thiếu chất, mà càng ép thì con lại càng biếng ăn?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng và tâm lý trẻ em, việc ăn uống bị thúc ép sẽ dẫn đến tình trạng:

- Trẻ mất cảm giác đói – no. Khi bạn cho con ăn bữa ăn quá dài, hơn 30 phút đến 1 tiếng, lại nhiều bữa một ngày, đến bữa ăn tiếp theo bé chưa kịp đói. Vì thế, hãy cho con cảm giác được đói.

- Trẻ không còn hứng thú ăn uống. Hãy thử đặt mình vào vị trí của trẻ. Nếu lúc chán ăn (mệt mỏi, căng thẳng, ốm đau), mà vẫn bị ép ăn, bạn sẽ cảm giác thế nào? Nếu mỗi muỗng cơm gắn liền với những lời đe dọa, mỗi bữa ăn là vì đồ chơi, bạn có còn niềm vui ăn uống? Do đó, đừng cứng nhắc bắt con bữa nào cũng phải ăn đủ chén, ngày nào cũng phải ăn đủ bữa làm bé mất cảm giác ngon miệng tự nhiên.

- Tình trạng ép ăn kéo dài làm hỏng đồng hồ sinh học tự nhiên của trẻ (về giờ ăn uống, về cảm giác thèm cái cơ thể đang thiếu).

Vậy làm thế nào để giải tỏa được sự căng thẳng và mệt mỏi triền miên cho cả gia đình?

Trả lại cho trẻ niềm vui ăn uống

Trả lại cho trẻ niềm vui ăn uống

Điều đầu tiên là bạn phải giúp con có lại niềm hứng thú ăn uống. Bằng cách chấm dứt việc ép con ăn, và tập lại cho trẻ cảm giác thèm ăn, muốn ăn và thích ăn. Đi từ việc nhỏ song bạn phải kiên quyết thực hiện như: cho con ăn tại bàn; kết thúc bữa ăn khi ăn đủ 30 phút; chỉ ăn 3 bữa chính – 2 bữa phụ, tạo không khí vui vẻ, ấm cúng trong bữa ăn (con ăn cùng cả nhà, mọi người trò chuyện khi ăn), cho trẻ được chọn thức ăn (trước khi nấu, trong bữa ăn).

Nói đơn giản nhưng có thể rất khó thực hiện, chẳng hạn một việc nhỏ như đến 30 phút, bạn cho con đứng dậy ra khỏi bàn, và bỏ đi phần ăn còn dư của con. Sau đó, không cho con ăn bất cứ thứ gì cho đến bữa ăn kế. Cứ kiên trì tiếp tục như thế, có thể trẻ vốn biếng ăn sẽ tiếp tục không ăn gì đến cả một ngày. Song sau đó, khi trẻ liên tục được tự chọn thức ăn, được ăn khi đói (trong giờ ăn bạn quy định), bạn sẽ thấy con ăn bù và ăn trong tự nguyện, thích thú. Ngay cả khi con đã ăn trở lại, có thể con ăn ngon trong vài ba bữa rồi lại ăn ít, chán ăn. Không sao cả! Bạn hãy cứ nghĩ đến bản thân mình, thử ghi lại khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Có phải mỗi bữa bạn cũng ăn chỉ một chén cơm, ngày mệt mỏi có khi cả ngày một chén cơm? Vậy thì, đừng ép con ăn hơn bạn.

Trong thời gian thực hiện “cuộc cải cách này”, bạn có thể bỏ cuộc vì nỗi lo con xuống cân, con ăn không hết khẩu phần, con lại càng thiếu chất. Giải pháp là bạn cho con dùng kèm sản phẩm bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, như sữa có bổ sung các vi chất cần thiết. Bảo đảm cho con đủ chất và kiên trì để trẻ có lại hứng thú ăn là biện pháp khó khăn song sẽ giải thoát cho cả gia đình khỏi vòng luẩn quẩn biếng ăn – thiếu chất.

Dutch Lady Complete được đánh giá như một giải pháp khoa học giúp trẻ em Việt Nam hoàn thiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày hiện đang thiếu hụt vitamin A, B1, C, D và sắt. Mỗi ly Dutch Lady Complete có chứa một lượng:

- Vitamin A (beta-caroten) tương đương 43g bông cải xanh

- Vitamin B1 tương đương 75g cá hồi

- Protein tương đương 1 quả trứng 35g

- Sắt tương đương 160g thịt bò nạc

- Vitamin D tương đương 168g nấm

- Vitamin C tương đương 1 trái táo 231g

Dutch Lady Complete giúp hoàn thiện nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ bằng việc bổ sung các dưỡng chất mà trẻ bị thiếu hụt từ bữa ăn. Từ nay, mẹ không cần ép bé ăn nữa mà vẫn không lo bị thiếu chất. Mỗi bữa ăn giờ là một niềm vui mà hai mẹ con đều mong chờ!

Thanh Huyền