Tiêu chảy - nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi

Tiêu chảy là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới mất nước, rối loạn điện giải và nặng có thể thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, ngoài việc chủ động trang bị kiến thức để phòng tránh bệnh cho con, các mẹ cần phát hiện sớm dấu hiệu bệnh cũng như vai trò của xét nghiệm để con được chẩn đoán kịp thời và điều trị khi cần thiết.

Tiêu chảy - nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi - 1

Nguyên nhân gây tiêu chảy

- Tiêu chảy do nhiễm khuẩn: có thể do vi khuẩn (tả, lỵ, salmonella, Ecoli...), virus (đặc biệt virus Rota là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng, đe dọa tính mạng trẻ em dưới 2 tuổi), ký sinh trùng (amip, giardia...), nấm...

- Tiêu chảy không do nhiễm khuẩn:

+ Do chế độ ăn: ăn quá nhiều, ăn thức ăn khó tiêu hóa, uống quá nhiều nước ép trái cây hay đột ngột thay đổi chế độ ăn.

+ Không dung nạp thức ăn

+ Tiêu chảy do dị ứng:

• Dị ứng tiên phát: xuất hiện sau khi sinh 3 tháng

• Dị ứng thứ phát: bị nhiễm khuẩn ở ruột

• Dị ứng với thức ăn: trẻ bị dị ứng với protein có trong sữa bò, thịt, cá,…

- Tiêu chảy cũng có thể là triệu chứng của bệnh khác, không liên quan đến hệ tiêu hóa như: nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tai giữa. Loại tiêu chảy này thường tự khỏi khi trẻ được điều trị xong bệnh chính.

Các biểu hiện của trẻ bị tiêu chảy

- Triệu chứng tiêu hóa:

+ Tiêu chảy: phân lỏng nhiều nước, có thể có nhầy, có máu, mùi chua. Đi nhiều lần/ ngày.

+ Nôn: Xuất hiện trước hoặc cùng tiêu chảy.

+ Biếng ăn: xuất hiện trước hoặc khi tiêu chảy vài ngày.

- Triệu chứng mất nước và điện giải: miệng, lưỡi khô, mắt trũng hơn bình thường, khóc không có nước mắt, trẻ khát nước, tiểu ít, lờ đờ, quấy khóc,...

- Triệu chứng toàn thân:

+ Tình trạng dinh dưỡng: cân nặng giảm, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất.

+ Sốt

+ các biểu hiện nhiễm khuẩn

Mẹ cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?

- Cho bé uống dung dịch oserol bù nước điện giải khi nhiều hơn bình thường, có thể dùng các dung dịch thay thế: nước cháo muối, nước canh, súp,....

- Vẫn tiếp tục cho trẻ ăn, không bắt trẻ kiêng khem, cho trẻ ăn từng lượng nhỏ, tránh thức ăn nhiều năng lượng, protein và điện giải thấp và nhiều đường.

- Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ, nếu trẻ ăn sữa công thức và thưc ăn bổ sung thì tiếp tục cho trẻ ăn như bình thường và theo dõi đáp ứng của trẻ khi cho trẻ ăn, chỉ cho trẻ uống sữa công thức không có đường lactose khi trẻ có biểu hiện không dung nạp đường lactose.

Các xét nghiệm cần thiết khi trẻ bị tiêu chảy?

Theo thạc sỹ, bác sỹ Hoàng Thị Năng - Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: Để chẩn đoán chính xác bệnh tiêu chảy, thông thường các trẻ sẽ được chỉ định:

- Soi phân (tìm độ PH của phân; nấm; cặn dư như tinh bột, cellulose… ; tìm hồng cầu, bạch cầu trong phân; tỷ lệ vi khuẩn đường ruột); ký sinh trùng (tìm giun, sán), amip, cấy phân (tìm được loại vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ), xét nghiệm rotavirus.

- Xét nghiệm hỗ trợ: công thức máu, điện giải đồ,…

Khi bị tiêu chảy, các mẹ có thể đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm trên.

Để bảo đảm kết quả xét nghiệm phân chính xác, các mẹ lưu ý lấy phân của con theo nguyên tắc sau:

- Cho trẻ đi ngoài vào bô sạch, không lẫn nước tiểu (không lấy phân trong bỉm).

- Dùng que lấy phân (que sẵn vô khuẩn hoặc que sạch), lấy phân chỗ nghi ngờ: nhầy nhớt, lỏng, bọt, máu,... lấy 10- 15g phân vào lọ sạch đậy kín lại.

- Phân lấy xong bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.

- Mang mẫu phân đến phòng khám hoặc gọi 1900 56 56 56 hoặc đăng ký đăng ký online qua Website: medlatec.vn để được phục vụ lấy mẫu máu, mẫu phân theo yêu cầu.

Nếu mẫu này bảo quản trong nhiệt độ lạnh có thể duy trì được 4-6 tiếng.

Huyền Minh