Thuốc trong nhà bếp

(Dân trí) - Trong bếp thì luôn có sẵn mắm, muối, hành, tỏi. Đó là những gia vị không thể thiếu trong việc chế biến thức ăn của các bà nội trợ. Nhưng bạn có biết rằng những gia vị thân quen này còn có tác dụng chữa bệnh ?

Muối ăn

 

Nếu bị viêm, sưng họng mỗi ngày hãy ngậm nước muối khoảng 3-4 lần, bệnh sẽ đỡ ngay.

 

Thường xuyên dùng muối nhạt gội đầu sẽ ngăn ngừa và giảm rụng tóc lại làm cho tóc bóng mượt.

 

Nước đun sôi rồi bỏ muối đã được rang sẽ chở thành thuốc tiêu độc trong thức ăn.

 

Lấy một ít muối pha vào nước dùng để tắm hoặc ngâm chân, giúp cho cơ thể đỡ hôi chân.

 

Mùa hè nóng nực, uống nước muối nhạt vừa bổ sung lượng nước bị mất, vừa do mồ hôi vừa phòng tránh bị trúng nắng.

 

Rang muối rồi dùng dùng vải bọc lại sau đó đặt lên bụng lúc còn đang nóng có thể chữa được bệnh viêm dạ dầy cấp.

 

Xì dầu

 

Các nhà khoa học đã khẳng định, trong xì dầu có chất có khả năng kháng ung thư. Thí nghiệm cho thấy, những con chuột được nuôi bằng xì dầu có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn. Và xì dầu mới sản xuất có hàm lượng chất chống ung thư cao hơn.

 

Với những loại xì dầu để lâu chỉ cần cho thêm một chút muối nitrat là chất chống ung thư sẽ phục hồi. Đậu nành là nguyên liệu chính để làm xì dầu. Tuy nhiên, nếu sử dụng xì dầu chưa qua xử lý nhiệt dễ mắc bệnh truyền nhiễm.

 

Dấm

 

Dấm được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như ngô, cao lương, đại mạch, gạo tẻ, hoa quả. Thứ gia vị chua này đóng vai trò khá quan trọng trong chế biến món ăn.

 

Người hay bị say xe,  muốn khắc phục vấn đề này thì trước khi đi hãy uống một cốc nhỏ nước sôi pha vài giọt giấm, có thể giúp đỡ say xe.  Dấm sao với rau răng ngựa có thể trị bệnh trĩ đỏ, trĩ trắng.

 

Cho một hai giọt dấm vào kem đánh răng sẽ tẩy hết được vết han khói thuốc giúp răng trắng sạch. Bôi dấm vào vết đốt của muỗi, rệp sẽ giảm sưng và ngứa. Cho một ít dấm vào nước tắm, sau khi tắm xong người sẽ thấy dễ chịu, hết mệt mỏi.

 

Ngoài ra, khi rửa mặt cho thêm 1-2 thìa giấm ăn vào nước rửa sẽ có tác dụng mờ dần sắc tố dưới da.

 

Gừng

 

Theo Đông y, gừng tươi có tính cay, hơi ôn, có tác dụng làm ra mồ hôi, tán hàn, ôn trung, tiêu đờm, làm hết nôn, hành thủy, giải độc; dùng chữa ngoại cảm, nôn mửa, bụng đầy, ho nhiều đờm, giải độc cua cá.

 

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, gừng có tác dụng chống lão hóa, phòng chống ung thư và phòng sỏi mật. Gừng khô đã bào chế có vị cay, đắng, tính đại nhiệt, có tác dụng ôn trung, tán hàn, thông mạch, chữa thổ tả, đau bụng, chân tay lạnh, mạch nhỏ, phong, hàn. Dân gian thường dùng gừng chữa kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa, đi ngoài lỏng, cảm mạo phong hàn, ho mất tiếng...

 

Tỏi

 

Trong tỏi chứa vitamin B1, B2, E. Vitamin B1 là chất men không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi chất đường, thiếu vitamin B1 sẽ làm giảm sức đề kháng bệnh tật của cơ thể, sinh ra một số bệnh về da.

 

Vitamin B2 trong tỏi khác với vitamin B2 về hoá chất thông thường, nó chứa các loại axít hoàng tố đơn hạt và hoàng tố nhị hạt, là chất men chuyển đổi chất protein cần thiết, sự chuyển đổi này ảnh hưởng đến vẻ đẹp của da, giữ cho da bạn đẹp hơn.

 

Vitamin E trong tỏi có tác dụng tăng cường sức đàn hồi của huyết quản, chống bệnh hoại huyết, giải độc, ức chế sinh hắc tố và lắng đọng các sắc tố khắc thường. Tỏi có thể phòng ngừa da già mốc, da đồi mồi.

 

Tỏi có tác dụng làm mềm da, chống nắng, tẩy vết đốm, làm trắng da, chống bạc, rụng tóc.

 

Rượu

 

Pha một ít bia hoặc rượu vào nước dùng để gội đầu có thể giảm ngứa da đầu và rụng tóc.

 

20 ml rượu nho đỏ đun lên uống có thể trị đau đầu và cảm mạo.

 

Bị bỏng nhẹ ngâm hãy vết thương vào ruợu trắng, nó sẽ có tác dụng giảm đau và chữa vết thương.

 

Với 50g ngũ vị ngâm với 0,5 lít rượu 60 độ, nửa tháng sau lấy ra uống mỗi ngày ba lần, mỗi lần 3ml, sẽ có tác dụng chữa các chứng bệnh liên quan đến thần kinh như mất ngủ, hay quên, đau đầu, chóng mặt…

 

Phạm Thanh

(Tổng hợp)