Thụ thai mùa đông: 3 điều cần chú ý

(Dân trí) - Sự khô hanh, lạnh lẽo của mùa đông có thể ảnh hưởng tới việc thụ thai. Vậy, nếu muốn có một baby thông minh đáng yêu sinh vào cuối hè, đầu thu thì các ông bố bà mẹ tương lai nên để ý đến những vấn đề gì?

1. Sẩy thai

 

Hiện những nghiên cứu về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường với khả năng sinh nở vẫn chưa tìm được lời giải toàn vẹn nhưng rõ ràng hút thuốc, các chất độc ở trong không khí đều có thể có ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh nở của con người.

 

Theo một cuộc nghiên cứu gần đây của Trung Quốc, tỉ lệ thai lưu mà được tạo ra trong mùa đông ở Thiên Tân rất cao. Vì vậy, các chuyên gia sinh sản khuyên: những phụ nữ trước đây đã từng bị sảy thai, thai chết yểu thì không nên lựa chọn có thai vào mùa đông mà có thể lựa chọn thụ thai vào mùa hè hoặc mùa thu.

 

Phòng tránh:

 

- Kiểm tra di truyền học của cả vợ và chồng trước khi muốn có con.

 
- Kiểm tra nhóm máu xem có thuộc nhóm máu Rh.

             

- Nếu chức năng tuyến giáp có vấn đề thì cần phải điều trị triệt để rồi mới có con.

 

- Chú ý  nghỉ ngơi, tránh “chuyện ấy” khi có thai; giữ tâm trạng ổn định, sinh hoạt đời thường điều độ.

 

- Nam giới cần phải kiểm tra hệ thống sinh sản và phải điều trị dứt điểm nếu có vấn đề trước khi muốn có con.

 

- Tránh tiếp xúc với chất độc hại và nơi có nhiều tia bức xạ.

 

- Nếu đã từng sẩy thai thì cần tránh có thai trong vòng nửa năm, đợi 6 tháng hay 1 năm sau lại có thai thì có thể giảm bớt được nguy cơ sẩy thai. 
 
-Nếu cổ tử cung bị "dão" thì cần phải phẫu thuật thu nhỏ trước khi muốn có con.

 

2. Sự ô nhiễm không khí

 

Ô nhiễm không khí trong phòng: Mùa đông nghỉ nhiều, việc vui nhiều, có bầu bí cũng nhiều, nhưng do thời tiết hàn lạnh, chúng ta hạn chế các hoạt động bên ngoài, đa phần thời gian trải qua trong phòng có lò sưởi hay điều hoà ấm áp. Nếu đóng chặt cửa sổ không kịp thời thông khí, lại thêm khí ôxit cacbon phát ra từ bếp sưởi, làm cho không khí trong phòng ô nhiễm trầm trọng thì không những làm cho phụ nữ có thai cảm thấy mỏi mệt mà còn không tốt cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương.

 

Vì vậy phụ nữ có thai cần phòng tránh trúng độc khí ôxit cacbon vào mùa đông bằng cách ra ngoài trời vào buổi chiều khi thời tiết ấm áp, tập luyện một số động tác thích hợp cho bà bầu và hít thở nhiều không khí trong lành.

 

Ô nhiễm không khí ngoài trời: Vào giai đoạn chuyển mùa (đông - xuân), thời tiết đang có biến động mạnh, là điều kiện lý tưởng cho các loại vi rút sinh sôi và phát triển nên thai phụ dễ bị nhiễm bệnh. 

 

Phòng tránh:

 

- Giữ không khí trong phòng luôn thông thoáng bằng cách mở cửa sổ.

 

- Tăng cường vận động thể lực ngoài trời vào các buổi chiều ấm áp.

 

3. Cảm lạnh

 

Cảm lạnh, cảm cúm ở thai phụ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Kết quả một nghiên cứu mới nhất cho thấy: con của những phụ nữ bị cảm trước khi có thai dễ bị tổn thương não bộ (mắc chứng tâm thần phân liệt) cao gấp 7 lần.

 

Phòng tránh:  Bị cảm trong thời kỳ thai nghén nên cẩn trọng dùng thuốc

 

Để đảm bảo an toàn dùng thuốc cho các thai phụ, Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm của Mỹ (FDA) đã ban hành luật phân nhóm từng mức độ nguy hiểm của các loại thuốc đối với thai nhi trong thời kỳ có thai: A, B, C, D và X theo mức độ nguy hại tăng dần :

 

- A: không có bất cứ nguy hại nào cho thai nhi,

- B: cơ bản không có nguy hại,

- C: trước khi uống thuốc nên xác định lợi nhiều hơn hại thì mới uống,

- D và X: có nguy hại đối với bào thai và thai nhi, đặc biệt thuốc mức X nghiêm cấm dùng cho thời kỳ mang thai.

 

Vì vậy, nhìn từ góc độ an toàn, thuốc cấp A, B là an toàn đối với phụ nữ có thai. 

 

Dương Hằng

Theo health 39

Dòng sự kiện: Mang thai