Thắc mắc thường gặp về sức khỏe chị em

(Dân trí) - Tham khảo những thắc mắc thường gặp về sức khỏe dưới đây sẽ giúp các chị em nâng cao kiến thức tự bảo vệ vốn tài sản quý này.

Thắc mắc thường gặp về sức khỏe chị em - 1


1. Những điều phụ nữ cần quan tâm?

 

Phụ nữ  nên lưu ý những điều sau:

 

- Chú ý đến khẩu phần ăn uống và các nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe

 

- Tập thể thao đều đặn hàng ngày, mỗi ngày khoảng 30 phút

 

- Tăng cường độ chắc khỏe của khung xương bằng cách dùng 3 khẩu phần sữa ít béo mỗi ngày và thường xuyên tập các môn thể thao nhẹ để giữ dáng như đi bộ, chạy, tập aerobic với cường độ ít nhất 3 lần mỗi tuần.

 

- Đi khám sức khỏe định kỳ đều đặn.

 

- Giành thời gian cho riêng mình: các chuyên gia khuyên chỉ cần 30 phút mỗi ngày để làm việc mình yêu thích như đọc sách, tắm, làm vườn hay chat với bạn bè sẽ giúp giảm stress, kéo dài sức khỏe và tuổi thọ.

 

2. Nên kiểm tra gì, vào độ tuổi nào?

 

Dưới đây là gợi ý của Trung tâm Thông tin về Sức khỏe phụ nữ Quốc tế:

 

Kiểm tra tuyến giáp: 5 năm 1 lần bắt đầu từ tuổi 35.

 

Kiểm tra huyết áp: 2 năm 1 lần bắt đầu từ năm 18 tuổi

 

Kiểm tra mức cholesterol trong máu: bắt đầu từ năm 20 tuổi và thường xuyên tham khảo tư vấn từ bác sĩ.

 

Kiểm tra mật độ xương: bắt đầu từ 40 tuổi và tùy thuộc vào lời khuyên từ bác sĩ.

 

Kiểm tra đường huyết (tiểu đường): 3 năm/lần, bắt đầu từ 45 tuổi

 

Kiểm tra ngực: bắt đầu từ độ tuổi 40, 2 năm/lần

 

Kiểm tra khung xương chậu: từ 1 - 3 năm/lần nếu trong độ tuổi sinh sản. Sau 65 tuổi thì mức độ kiểm tra thường xuyên sẽ do bác sĩ quyết định.

 

3. Những biểu hiện sức khỏe không nên bỏ qua?

  

Bệnh tim: cảm giác đau và khó chịu ở vùng ngực thường đi kèm với đau ở một số bộ phận như đau vùng cánh tay, đau lưng, đau cổ, đau quai hàm, dạ dày, hơi thở ngắn, ra mồ hôi, buồn nôn.

 

Đột quỵ: bị tê liệt hay yếu vùng mặt, cánh tay, chân

 

Các vấn đề về sinh sản: Chảy máu giữa chu kỳ; ngứa, nóng rát, sưng, phồng da hoặc đau nhức vùng âm đạo hay bộ phận sinh dục; đau khi quan hệ, đau nhiều trong kỳ kinh, đau vùng khung xương chậu , ra khí hư, có mùi khó chịu ở âm đạo, đau lưng.

 

Các vấn đề về vùng ngực: ra nước ở núm vú, đau vùng ngực, có những thay đổi ở vùng da ngực và núm vú như vùng chóp ngực, sưng, tấy đỏ, xuất hiện u hay sự dầy lên của mô vùng ngực hay vùng nách.

 

Các vấn đề về dạ dày và tiêu hóa: chảy máu trực tràng, chảy máu hay ra nước nhầy trong phân, táo bón, tiêu chảy hay liên tục bị chứng ợ nóng, đau hay có cảm giác đầy hơi, nôn ra máu.

 

Các vấn đề về da: sự thay đổi về màu sắc., độ săn chắc và vẻ mịn màng tươi tắn của làn  da,

 

4. Vi chất quan trọng nhất?

 

Folate hay acid folic giúp hỗ trợ sự hình thành và phát triển, ngăn ngừa các khiếm khuyết thai nhi và chứng thiếu máu trong thời gian mang thai, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và một số bệnh ung thư.

 

Canxi giúp xương chắc khỏe và tốt cho cả cơ thể vì thế.thiếu canxi sẽ làm tăng  nguy cơ bị loãng xương khi về già.

 

Lượng folate khuyến cáo dùng hàng ngày với phụ nữ là 400 micrograms. Phụ nữ độ tuổi từ 11 - 24 cần từ 1.200 - 1.500 miligram, độ tuổi 24 -50 cần 1.000miligram, sau độ tuổi 50 là 1.000 miligram nếu đang trong giai đoạn trị liệu thay thế hormone và 1.500 miligrams với người bình thường.
 
Cũng nên cung cấp đủ vitamin D giúp cơ thể hấp thu tốt lượng canxi cần thiết.

 

5. Thực phẩm hay vitamin bổ sung khi bận rộn?

 

Nguồn dinh dưỡng tốt nhất là các thực phẩm tươi sống. Tuy nhiên, do cuộc sống bận rộn nên đa phần chị em không đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để có một sức khỏe tốt. Vì thế vitamin bổ sung là 1 lựa chọn.

 
Theo nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng thì việc bổ sung đa vitamin có thể giúp giảm nguy cơ tim mạch. Các nghiên cứu khác cũng cho rằng  dùng viên vitamin tổng hợp hằng ngày giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh kinh niên và duy trì sức khỏe tốt. Tuy nhiên nên nhớ sử dụng đúng liều lượng và duy trì chế độ ăn uống khỏe mạnh.

 

6. Tập như thế nào để duy trì vóc dáng?

 

Để giữ dáng, TT Sức khỏe phụ nữ Quốc tế khuyến nghị: nên duy trì các hoạt động thể lực khoảng 60 phút các ngày trong tuần và chú ý đến lượng calo nạp vào. Để có tác dụng giảm cân thì nên duy trì sự vận động thân thể liên tục từ 60 - 90 phút/ngày.

 

7. Dáng chuẩn có cần tập?

 

Để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, ung thư vú, các chuyên gia khuyên chị em nên tập luyện các môn có cường độ vận động vừa phải  như đi bộ, nhảy, đi xe đạp; tối thiểu 30 phút các ngày trong tuần.
 
Tập luyện đều đặn giúp giảm huyết áp, tăng độ chắc khỏe của cơ và xương, giảm lo âu và phiền muộn, giúp ngủ ngon và giảm đau với người bị thấp khớp.

 

8. Thuốc tránh thai có an toàn với sức khỏe?

 

Thuốc tránh thai ngày nay an toàn hơn nhiều so với các loại thuốc cũ vì trong thành phần có chứa ít hormone hơn. Trên thực tế, thuốc tránh thai  giúp bảo vệ phụ nữ khỏi ung thư buồng trứng và ung thư màng trong dạ con. Trong khi đó, rất nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa thuốc tránh thai và bệnh ung thư vú nhưng không thấy có bằng chứng nào về mối liên quan này.

 

Tuy nhiên nếu hút thuốc lá trong thời gian dùng thuốc tránh thai có thể sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp, máu vón cục và tắc mạch. Phụ nữ trên 35 tuổi, hút thuốc hoặc có tiền sử bị máu vón cục hoặc bị ung thư vú, gan thì tốt nhất không nên sử dụng thuốc tránh thai.

 

9. Độ tuổi nào không nên mang thai?

 

Khả năng sinh sản thường suy giảm từ độ tuổi 35 trở đi và mang thai ở độ tuổi này thường có nguy cơ đẻ non, trẻ mắc hội chứng Down và nguy cơ thai làm tổ không đúng vị trí.
  

10. Nên kiểm tra phụ khoa thường xuyên?

 

Bất kể ở độ tuổi nào thì việc kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, HIV, HPV, các bệnh ung thư lây truyền qua đường tình dục đều rất quan trọng.

 

Nếu thấy bất cứ triệu chứng nào như  ngứa vùng sinh dục, tấy rát, đau, có mùi khó chịu, xuất hiện chỗ sưng, nổi mụn … thì cần đi khám phụ khoa gấp.

 

Quỳnh Liên

Theo WebMD