Tại sao quần bạn bị ướt?

(Dân trí) - Chúng ta đang nói về chứng tiểu không tự chủ. Cùng với tuổi tác, nhiều phụ nữ đang phải đối mặt với vấn đề này. Nguyên nhân do đâu và làm thế nào để bảo vệ hình khỏi tình hình xấu xí này?

Tại sao quần bạn bị ướt? - 1

Yếu cơ sàn chậu

Những cơ xung quanh âm đạo, hậu môn và niệu đạo, tất cả chúng tạo thành một tấm cơ mạnh mẽ gồm 3 lớp.

Thông thường, sau khi sinh hoặc theo tuổi tác, những cơ bắp yếu đi có thể dẫn tới sa tử cung hoặc âm đạo, cũng như tiểu không tự chủ. Đặc biệt trong thời kỳ mãn kinh, khi giảm nồng độ estrogen, các cơ trở nên yếu đi dẫn đến tăng khả năng sa các cơ quan vùng chậu và tiểu không tự chủ. Với sự suy yếu của các cơ sàn chậu cũng làm giãn cơ vòng ngoài của bàng quang. Bàng quang càng bị sa, thì hoạt động của cơ vòng càng tồi tệ, dẫn đến ở một thời điểm nhật định nó không giữ được nước tiểu trong bàng quang.

Để tăng cường cơ vùng sàn chậu, nên tập các bài tập Kegel. Bài tập cơ bản nhất - co bóp các cơ vùng chậu như bạn đang cố gắng giữ dòng chảy của nước tiểu. Co bóp các cơ 5 giây, sau đó thả lỏng. Lặp lại 10 lần.

Nếu bạn bị sa các cơ quan vùng chậu, cần phải thực hiện phẫu thuật nhằm khôi phục lại vị trí của cơ quan vùng chậu. Lưới đặt biệt sẽ được đặt để không cho các bộ phận tụt xuống.

Béo phì

Phụ nữ béo phì nhiều khả năng bị tiểu không tự chủ. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Urology vào năm 2009, cứ thêm 5 đơn vị trong chỉ số khối lượng cơ thể làm khả năng tiểu không tự chủ tăng từ 20% lên đến 70%. Và trong những năm qua, mỗi một đơn vị chỉ số khối lượng cơ thể tăng 7-12%.

Giảm cân! Đây là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa tiểu không tự chủ!

Đái tháo đường

Ở những phụ nữ bị tiểu đường, nguy cơ phát triển tiểu không tự chủ tăng lên 70%.

Khi bị tiểu dường, bản chất của sự không kiểm soát nước tiểu nằm ở sự suy giảm nhạy cảm của bàng quang và sự phá hủy khả năng co bóp các cơ của bàng quang dẫn tới không có khả năng bàng quang trống rỗng.

Khi tiểu đường, lượng đường trong máu cao khiến tăng sản xuất nước tiểu, dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn. Ngoài ra khi bị tiểu đường việc dẫn các xung động thần kinh theo các sợi thần kinh bị phá hủy. Thông thường, khi tích tụ đủ lượng nước tiểu trong bàng quang, nhu cầu muốn đi tiểu sẽ báo lên não.

Khi mắc bệnh tiểu đường, sợi thần kinh bị ảnh hưởng, can thiệp vào việc dẫn xung động. Bàng quang không còn co lại theo tín hiệu của não dẫn đến sự gián đoạn kết nối giữa não và bàng quang, và không kiểm soát nước tiểu do co thắt bàng quang tự phát định kỳ. Đây là một triệu chứng của một tình trạng gọi là hoạt động quá mức bàng quang.

Hãy luôn kiểm tra lượng đường trong máu của bạn. Tiểu không tự chủ có thể là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường thầm lặng nguy hiểm.

Hoàng Hường

Theo DM