Sức khỏe qua vị trí mụn mọc

(Dân trí) - Mọc mun không chỉ đơn thuần là vấn đề ở da mà còn phản ánh trạng thái sức khoẻ của nhiều bộ phận trong cơ thể.

Sức khỏe qua vị trí mụn mọc - 1


 
1. Trán

 

Nếu bạn cảm thấy gần đây mình bỗng trở nên “xấu tính”, hay lo lắng hốt hoảng, đêm ngủ không ngon, có mụn ở trán, chắc chắn bạn đã bị chứng “tâm hoả vượng”.

 

Thông thường, những người phải chịu áp lực tâm lý lớn, tâm tính không ổn định, hay để bụng, so đo, dễ mắc chứng này.

 

Ngoài ra, các vấn đề về tuần hoàn máu, chức năng giải độc gan không tốt khiến cơ thể bị tích độc tố… cũng dễ khiến trán mọc mụn.

 

Phản ứng của cơ thể: mất ngủ, nước tiểu vàng, phân khô, đầu lưỡi đỏ.

 

Lời khuyên:

- Theo Đông y, mỗi ngày bạn nên ăn tâm sen để hạ hoả ở tâm.

- Bạn cần đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày. Nên đi ngủ đúng giờ, dù không ngủ được, trạng thái thả lỏng cũng sẽ giúp gan giải độc tốt hơn.

- Tránh uống rượu. Khi mọc mụn ở trán có thể uống trà xanh mỗi ngày, để thanh nhiệt giải độc cho cơ thể.

 

2. Cằm

 

Thông thường mọc mụn ở cằm là biểu hiện của mất cân bằng hoóc môn trong cơ thể khi đến kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

 

Lúc này sẽ có hiện tượng đau bụng, da trở nên thô ráp, người mọc nhiều lông hơn.

 

Lời khuyên:

- Bạn nên ít ăn đồ đông lạnh trong kỳ kinh.  

- Các bệnh về tử cung và buồng trứng thường phát tín hiệu qua hiện tượng mọc mụn ở cằm. Chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 1lần/năm.

- Kỵ các thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu, quá ngọt.

 

3. Mũi

 

Nguyên nhân mọc mụn ở mũi phần lớn do dạ dày quá nóng, hệ thống tiêu hoá có vấn đề.

 

Các biểu hiện khác đi kèm là răng lợi sưng nhức, thường cảm thấy khát.

 

Lời khuyên:

- Bạn cần ít ăn các thực phẩm đông lạnh, để tránh tạo thêm gánh nặng cho hệ tiêu hoá.

- Nên ăn các loại rau có vị đắng như mướp đắng, rau cần, mướp…có tác dụng kiện vị thanh hoả.

- Mỗi ngày uống 1 ly nước các loại hoa cúc, hoa kim ngân… để thanh nhiệt cho dạ dày, và ngăn chặn mọc mụn ở mũi.

 

4. Cánh mũi

 

Cánh mũi thường mọc mụn có thể do chất béo dưới da bài tiết quá nhiều, nếu trên mũi hơi có hiện tượng bong da, có nghĩa tuần hoàn máu cũng không tốt. Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể liên quan đến chức năng buồng trứng hoặc cơ quan sinh sản. Bạn nên kịp thời đến gặp bác sỹ để xin tư vấn.

 

Phản ứng cơ thể đi kèm thường là đau bụng dưới, kinh nguyệt thất thường, chất thải có mùi lạ.

 

Lời khuyên:

 

- Nếu bạn thường mọc mụn ở cánh mũi, kinh nguyệt lại không ổn định, nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt, để đề phòng các bệnh về buồng trứng và tử cung.  

 

5. Huyệt thái dương

 

Gần huyệt thái dương xuất hiện mụn, có nghĩa chế độ ăn của bạn đã có quá nhiều các thực phẩm gia công, gây ách tắc túi mật, cần lập tức “làm sạch” cơ thể. Nếu tình trạng ngày càng nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sỹ để kiểm tra.

 

Các phản ứng khác của cơ thể gồm tóc có dầu, dễ bị tiêu chảy, mọc tóc trắng.

 

Lời khuyên:

- Mỗi sáng sớm, bạn nên uống 1 ly nước quả tươi khi bụng rỗng, để giúp điều hoà dịch mật.

- Mỗi ngày uống 1 ly nước mướp đắng là cách nhanh nhất để giảm gánh nặng cho túi mật, hoặc bạn có thể sử dụng dưa chuột, bí đao để tiêu bớt chất béo trong cơ thể.

- Tránh ăn các thực phẩm nhiều dầu, nhằm giảm gánh nặng cho túi mật.

 

6. Quanh miệng

 

Ăn uống quá nhiều sẽ khiến cơ thể khó tiêu, thậm chí dễ mọc mụn quanh miệng. Ngoài ra, táo bón hay nhiệt trong ruột, ăn quá nhiều thực phẩm cay, đồ chiên rán cũng là nguyên nhân khiến mụn xuất hiện ở vị trí này.

 

Các phản ứng khác của cơ thể gồm đau dạ dày khi ăn, có lúc buồn nôn, ợ chua.  

 

Lời khuyên:

- Bạn nên ăn các loại rau quả giàu chất xơ, đồng thời điều chỉnh lại chế độ ăn. Nên kết hợp mát xa bụng để hỗ trợ quá trình bài thải của cơ thể.

- Mỗi ngày ăn 2 cốc sữa chua sẽ giúp hỗ trợ chức năng dạ dày và ruột

 

Phạm Thúy

Theo people