Robot đầu tiên thực hiện phẫu thuật ghép tuyến tụy

(Dân trí) - Nhóm các nhà khoa học tại bệnh viện Pisa (Italia) đã thực hiện ghép tuyến tụy cho người phụ nữ 43 tuổi bị mắc tiểu đường tuýp 1 suốt 19 năm qua và đã từng phải ghép thận. Điều đặc biệt là ro-bốt thực hiện các thao tác chính trong ca mổ.

 

Robot đầu tiên thực hiện phẫu thuật ghép tuyến tụy - 1

Một thiết bị đầu tiên có khả năng cấy ghép tuyến tụy đã được thực hiện thành công trên 1 người mẹ có con 2 tuổi tại Italia

 

 

Robot đầu tiên thực hiện phẫu thuật ghép tuyến tụy - 2

Chỉ có 3 lỗ nhỏ và 1 vết rạch dài 7cm sau ca đại phẫu

Robot đầu tiên thực hiện phẫu thuật ghép tuyến tụy - 3

Ca phẫu thuật đã diễn ra vào 27/9/2010
Bệnh nhân nữ này đã không hề gặp bất kỳ biến chứng nào và đã ra viện cách đây 3 ngày.

 

Nhóm các nhà khoa học Italia cho biết sự kiện này đã mở ra những hướng điều trị mới cho bệnh nhân tiểu đường bởi vì  nó ít gây tổn thương hơn phương thức phẫu thuật truyền thống.

 

Robot đầu tiên thực hiện phẫu thuật ghép tuyến tụy - 4

BS Ugo Boggi, trưởng nhóm phẫu thuật 
Trưởng nhóm phẫu thuật, BS Ugo Boggi cho biết: họ đã thực hiện ca mổ này ngày 27/9 và hiện nay cơ thể bệnh nhân đã chấp nhận tuyến tụy mới.

 
BS Boggi cho biết ca phẫu thuật này đã “chấm dứt những lời chỉ trích kéo dài hàng thập kỷ nay về phẫu thuật ghép tuyến tụy bởi vì sự tổn thương rộng của phương thức phẫu thuật truyền thống và những biến chứng bất ngờ”.

 

Sử dụng rô-bốt Da Vinci SHDI, BS Boggi cho biết nhóm của ông đã có thể dễ dàng cắt bỏ và lấy tuyến tụy đã bị hỏng ra và rồi ghép 1 tuyến tụy mới vào với “chỉ 3 lỗ nhỏ và 1 vết rạch chỉ dài có 7cm”.

 

Dainela Scaramuccia, thành viên của Hội đồng sức khỏe Tuscany, đã nhận định “Sự kiện này đã mở ra một viễn cảnh về phương pháp điều trị mới”.

 

Nhân Hà

TheoDailymail