Rắn hổ mang - “Khắc tinh” của bệnh khớp

Được nhắc đến nhiều nhất trong các truyền thuyết, giai thoại, rắn còn là loài vật rất có ích cho con người với tác dụng chữa bệnh vô cùng phong phú và nhiều công dụng của nó đã được y học hiện đại công nhận, trong đó có bệnh khớp.

Rắn hổ mang
có tác dụng trị phong thấp nhanh hơn đáng kể so với các loài rắn khác
Rắn hổ mang có tác dụng trị phong thấp nhanh hơn đáng kể so với các loài rắn khác

Từ xa xưa, cổ nhân đã biết sử dụng rắn để chữa nhiều loại bệnh khớp khác nhau.

Theo“Minh họa dược liệu làm thuốc”, Rắn hổ mang có tác dụng trị chứng phong thấp nhanh hơn đáng kể so với bất kỳ loài rắn nào khác. Bản Thảo Cương Mục (năm 1590) cũng chỉ rõ: Vị thuốc Rắn hổ mang giúp trục xuất phong (gió) gây bệnh, làm giảm bớt co giật và các bệnh liên quan đến đau khớp do phong hàn.

Y học cổ truyền Việt Nam cũng thường dùng rắn ngâm rượu để trị các bệnh nhức mỏi xương khớp. Trong đó, nổi tiếng và độc đáo nhất là bài Tam xà tinh và Ngũ xà tinh. Bài Tam xà tinh gồm 3 loại rắn hổ mang, cạp nong và hổ lửa được ngâm với rượu. Ngũ xà tinh thì có thêm hai loại rắn khác là hổ trâu và hổ hành. Hai bài thuốc này không chỉ giúp cường gân, tráng cốt, thông kinh mạch, trừ phong hàn, giúp chữa mỏi cơ, đau lưng, thấp khớp mà còn có tác dụng bồi bổ phủ tạng, tăng cường sinh lực và sức khỏe.

Rắn hổ mang
có tác dụng trị phong thấp nhanh hơn đáng kể so với các loài rắn khác

Còn theo nghiên cứu hiện đại, tất cả các bộ phận của rắn hổ mang như mật, nọc, thịt đều có tác dụng trị bệnh xương khớp hiệu quả.

Cụ thể, thịt rắn có tác dụng khu phong trừ thấp, giảm đau, thông kinh lạc và bổ can thận, giúp cường kiện xương cốt. Mật rắn có tác dụng giảm đau, thanh nhiệt, giải độc, dùng để chữa chứng kinh phong, thấp khớp, nhất là thấp khớp cấp. Nọc rắn có tác dụng giảm đau khớp.

Tác dụng này là do các acid amin trong cao rắn giúp cơ thể tổng hợp nên các Proteoglycan (hoạt chất giúp hấp thu nước và chất dịch đến nơi xương khớp hoạt động để bôi trơn các khớp xương, làm giảm đau viêm khớp, ngăn ngừa biến chứng và dần khắc phục những tổn thương có sẵn của xương khớp).

Ngoài ra, các hoạt chất saponozit, protit và các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, D, vitamin nhóm B (như B1, B2, B6…), folic axít, canxi, sắt, magie và kẽm... trong cao rắn giúp nuôi dưỡng sụn khớp và bảo vệ, làm bền vững các dây chằng.

Không chỉ phương Đông mà y học phương Tây thường sử dụng nọc của nhiều loài rắn khác nhau làm thành các loại thuốc giảm đau, huyết thanh điều trị rắn cắn, thuốc nhồi máu cơ tim, đái đường, ung thư hay suy tim… Đặc biệt, nọc rắn còn được làm thành các loại thuốc xoa bóp giảm đau và trị viêm khớp rất hiệu quả.

Mặc dù mang đến cho con người nhiều tác dụng chữa bệnh kỳ diệu nhưng nguồn Rắn hổ mang trong tự nhiên lại đang có nguy cơ cạn kiệt. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có một giải pháp thiết thực nhằm bảo tồn, duy trì và phát triển nguồn dược liệu quý này. Giải pháp đó là gì và có mang lại kết quả tốt đẹp? Chúng ta sẽ cùng đón chờ câu trả lời ở kỳ tiếp theo.

Thanh Tuyền

Tổng đài tư vấn bệnh khớp: 1900. 63.64.68

Xem thêm “Cẩm nang sống khỏe không bệnh khớp bằng Cao rắn hổ mang