Phòng ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ

Mẹ có biết 50% trẻ em Việt Nam có bữa ăn không đủ vi chất dinh dưỡng như vitamin A, B1, C, D và chất Sắt? Mẹ có biết dù cân nặng của trẻ đạt chuẩn nhưng trẻ vẫn có thể bị thiếu vi chất? Mẹ có biết thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ hạn chế sự phát triển trí não và chiều cao của trẻ?

Trẻ thiếu vi chất, mẹ cần nhận biết sớm 

Mới đây, tại buổi thảo luận “Con bạn đã đủ dưỡng chất chưa?”, thu hút gần 100 mẹ tham gia, PGS.TS Lê Bạch Mai – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: “Khi cơ thể bị thiếu một vi chất nào đó, trẻ vẫn tiếp tục tăng trưởng (trẻ vẫn tăng cân, cao lên) nên các phụ huynh thường ít nhận ra nhưng cơ thể trẻ thì đã phải huy động vi chất dinh dưỡng này từ các cơ quan dự trữ của cơ thể để sử dụng dẫn đến giảm đậm độ vi chất này trong các cơ quan dự trữ.

Nếu tình trạng thiếu vi chất vẫn tiếp tục không được khắc phục thì sẽ xảy ra các biểu hiện bệnh lý đặc hiệu liên quan đến vai trò của vi chất đó đối với cơ thể. Ví dụ như biểu hiện của bệnh thiếu máu là hậu quả của thiếu sắt, bệnh beri beri là do thiếu thiamin (vitamin B1), bệnh pellagra là do thiếu thiếu niacin (vitamin PP, vitamin B3), bệnh scorbut là do thiếu vitamin C, bệnh khô mắt là do thiếu vitamin A, bệnh bướu cổ là do thiếu iod …

Con số 50% trẻ có bữa ăn không đủ vi chất dinh dưỡng khiến các mẹ lo lắng
Con số 50% trẻ có bữa ăn không đủ vi chất dinh dưỡng khiến các mẹ lo lắng

 

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở giai đoạn đầu thường không biểu hiện rõ ràng, mà diễn ra âm thầm và không có các dấu hiệu để nhận biết như đối với cảm giác đói hay khát: “Cho dù thiếu vi chất thì cơ thể trẻ vẫn tiếp tục tăng trưởng nên các phụ huynh dễ bỏ qua. Trong khi đó, nguồn dự trữ các vi chất dinh dưỡng này trong cơ thể đang bị sử dụng dần, cho đến khi xảy ra tình trạng bệnh lý đặc hiệu thì thường đã là giai đoạn muộn.”

Do đó, “Để biết được tình trạng của vi chất dinh dưỡng nào đó trong cơ thể, trước hết cần đánh giá nguồn cung cấp vi chất này từ bữa ăn hàng ngày kết hợp các biểu hiện lâm sàng, có thể làm xét nghiệm để đo trực tiếp nồng độ vi chất dinh dưỡng này trong máu hoặc định lượng gián tiếp qua các protein hay enzym phụ thuộc vào vi chất đó hoặc đánh giá về chức năng hoặc chuyển hoá của cơ thể có liên quan đến vai trò của vi chất này”, PGS.TS Lê Bạch Mai khuyến nghị.

Tại buổi thảo luận, PGS.TS Lê Bạch Mai chia sẻ về những dấu hiệu và hậu quả của việc thiếu vi chất dinh dưỡng
Tại buổi thảo luận, PGS.TS Lê Bạch Mai chia sẻ về những dấu hiệu và hậu quả của việc thiếu vi chất dinh dưỡng

 

Bí quyết “nạp” đủ và đúng vi chất dinh dưỡng

PGS.TS Lê Bạch Mai cho biết: “Thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng đang trở thành vấn đề rất quan trọng ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến tầm vóc và trí tuệ, đặc biệt liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ”.

Ngoài việc thay đổi cách chế biến, mẹ cũng cần chú trọng sự đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của trẻ
Ngoài việc thay đổi cách chế biến, mẹ cũng cần chú trọng sự đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của trẻ

 

PGS.TS Lê Bạch Mai nhắc nhở, để bổ sung đủ và đúng các vi chất dinh dưỡng cho bé, các mẹ cần cho bé trong độ tuổi đi uống vitamin A liều cao theo qui định của y tế (2 lần/năm); cho bé tắm nắng đúng cách hàng ngày để cung cấp vitamin D; chuẩn bị bữa chính cho bé, các mẹ nên lựa chọn ít nhất 5 trong số 8 nhóm thực phẩm, đồng thời chế biến đúng cách để bữa ăn của trẻ đa dạng và giữ được nhiều vi chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, dù cha mẹ quá bận rộn thì cũng cần chủ động hơn trong việc cung cấp đủ nhu cầu về vi chất dinh dưỡng cho con từ thực phẩm bổ sung như sữa tăng cường vi chất dinh dưỡng… để đáp ứng đúng cho từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Bạn nghĩ mình biết rõ tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của con? Sự thật thì thế nào?

Phòng ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ

 

Các mẹ có thể truy cập để kiểm tra kiến thức về dinh dưỡng cho bé tại đây

Dutch Lady cung cấp cho trẻ đúng dinh dưỡng vào đúng giai đoạn, giúp trẻ phát triển trí não và chiều cao. Truy cập www.banthancuame.com để biết thêm thông tin về dinh dưỡng cho bé.

 

Phòng ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ - 4